Hồ Thị Thanh Trà
Well-known member
Theo kế hoạch, 6h30 ngày 28.5, xá lợi Đức Phật được cung rước từ Quảng Ninh về Hưng Yên. Tiếp đó là lễ cung rước xá lợi Đức Phật từ ngã tư chợ Gạo, đi theo đường Nguyễn Văn Linh, qua đường Điện Biên tới dốc Đá, rẽ sang đường Bãi Sậy về chùa Chuông.
Từ ngày 28 đến 20h ngày 29.5, Xá lợi Đức Phật được tôn trí tại Chùa Chuông để người dân, Phật tử và du khách đến chiêm bái.
Xá lợi Đức Phật sẽ được cung rước từ Yên Tử (Quảng Ninh) đến Chùa Chuông (Hưng Yên). Ảnh: Đoàn Hưng
Người dân Hưng Yên vốn tự hào với chùa Chuông, viên ngọc cổ kính giữa lòng Phố Hiến xưa. Chùa Chuông không chỉ là chốn tu hành thanh tịnh mà còn là một biểu tượng tâm linh nền văn hoá Phật giáo đất Bắc.
Chùa Chuông có tên chữ là "Kim Chung Tự", tức chùa Chuông Vàng, nay thuộc thôn Nhân Dục, phường Hiến Nam, thành phố Hưng Yên. Có ý kiến cho rằng chùa được xây dựng vào thời Hậu Lê, thời kỳ Phố Hiến thịnh vượng sánh ngang Kinh kỳ Thăng Long, là nơi giao thương tấp nập của người Hoa, Nhật, Bồ Đào Nha…
Theo cuốn “Đồng Khánh địa dư chí”, chùa Chuông được xây dựng thời Hậu Lê (thế kỷ VX) và trải qua một cuộc trùng tu lớn vào năm 1707. Một số nhà nghiên cứu như GS Phan Huy Lê, Trương Hữu Quýnh, Trần Lâm Biền… cho rằng, chùa và văn bia có quan hệ cứ liệu lịch sử nên chùa phát tích từ triều Lê.
Tuy nhiên, một số di vật trong chùa hiện tại không thống nhất với nhận định về phát tích của chùa từ thời Lê. Ví dụ, vài viên ngói trên mái chùa là ngói mũi hài có nét hoa văn thời Trần, theo Bảo tàng Lịch sử quốc gia.
Chùa Chuông - Phố Hiến đệ nhất danh lam. Ảnh: Lương Đình Khoa
Tên gọi chùa “Chuông” bắt nguồn từ truyền thuyết rằng, nơi đây từng có một quả chuông vàng trôi theo dòng nước sông Hồng, phát ra âm thanh linh thiêng khi tới gần vùng đất này. Dân làng vớt lên, xem là điềm lành, và lập chùa thờ Phật ngay tại đó - cũng là nguồn gốc tên Kim Chung Tự.
Chùa Chuông là một trong “Phố Hiến tứ đại danh tích”, bên cạnh đền Trần, đền Mẫu và đền Thiên Hậu.
Ngôi chùa mang kiến trúc truyền thống kiểu “nội công ngoại quốc” (bên trong hình chữ Công, bên ngoài hình chữ Quốc), một kiểu bố cục chặt chẽ, uy nghiêm thường thấy ở các công trình Phật giáo lớn.
Khuôn viên bên trong chùa Chuông. Ảnh: Lương Đình Khoa
Toàn bộ chùa được dựng bằng gỗ lim quý, lợp ngói mũi hài, với những hàng cột cái, cột quân to lớn, chạm khắc tinh xảo hình rồng, phượng, hoa sen, mây...
Chùa gồm tiền đường, thiêu hương, thượng điện, nhà tổ và hành lang chạy dọc hai bên. Gian chính điện thờ Phật Tam Thế, Phật A Di Đà, Quan Âm Bồ Tát, cùng hệ thống tượng pháp, bia đá, hoành phi, câu đối cổ đầy giá trị.
Điểm nhấn của ngôi chùa là quả chuông cổ, đúc bằng đồng, khắc tên chùa - minh chứng cho niềm tin của người dân nơi đây về linh khí trời đất quy tụ.
Không chỉ là nơi thờ Phật, chùa Chuông là biểu tượng tinh thần và nhân văn sâu sắc của người dân Phố Hiến. Chùa từng là trung tâm sinh hoạt tôn giáo - văn hoá lớn bậc nhất trong vùng, là điểm tụ linh thiêng mà thương nhân, quan lại và dân thường đều lui tới cầu an, cầu phúc.
Chùa Chuông được Bộ Văn hóa - Thông tin và Thể thao (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) xếp hạng là di tích “Kiến trúc nghệ thuật” cấp quốc gia năm 1992 và là một di tích tiêu biểu trong khu di tích Phố Hiến được Thủ tướng Chính phủ xếp hạng cấp quốc gia đặc biệt năm 2014.
Ngày nay, Chùa Chuông là nơi tổ chức lễ hội Phố Hiến mỗi năm vào tháng Ba âm lịch, thu hút hàng vạn du khách thập phương.
Dự kiến, chùa Chuông sẽ đón khoảng 500.000 lượt người dân và Phật tử cùng với khoảng 200.000 lượt phương tiện giao thông đổ về chiêm bái Xá lợi Phật trong 2 ngày 28-29.5.
Sau đó, Xá lợi Phật sẽ được cung rước đến chùa Ngũ Hành Sơn, quận Ngũ Hành Sơn, TP Đà Nẵng để tôn trí từ ngày 30.5 - 2.6.
Từ ngày 28 đến 20h ngày 29.5, Xá lợi Đức Phật được tôn trí tại Chùa Chuông để người dân, Phật tử và du khách đến chiêm bái.

Người dân Hưng Yên vốn tự hào với chùa Chuông, viên ngọc cổ kính giữa lòng Phố Hiến xưa. Chùa Chuông không chỉ là chốn tu hành thanh tịnh mà còn là một biểu tượng tâm linh nền văn hoá Phật giáo đất Bắc.
Chùa Chuông có tên chữ là "Kim Chung Tự", tức chùa Chuông Vàng, nay thuộc thôn Nhân Dục, phường Hiến Nam, thành phố Hưng Yên. Có ý kiến cho rằng chùa được xây dựng vào thời Hậu Lê, thời kỳ Phố Hiến thịnh vượng sánh ngang Kinh kỳ Thăng Long, là nơi giao thương tấp nập của người Hoa, Nhật, Bồ Đào Nha…
Theo cuốn “Đồng Khánh địa dư chí”, chùa Chuông được xây dựng thời Hậu Lê (thế kỷ VX) và trải qua một cuộc trùng tu lớn vào năm 1707. Một số nhà nghiên cứu như GS Phan Huy Lê, Trương Hữu Quýnh, Trần Lâm Biền… cho rằng, chùa và văn bia có quan hệ cứ liệu lịch sử nên chùa phát tích từ triều Lê.
Tuy nhiên, một số di vật trong chùa hiện tại không thống nhất với nhận định về phát tích của chùa từ thời Lê. Ví dụ, vài viên ngói trên mái chùa là ngói mũi hài có nét hoa văn thời Trần, theo Bảo tàng Lịch sử quốc gia.

Tên gọi chùa “Chuông” bắt nguồn từ truyền thuyết rằng, nơi đây từng có một quả chuông vàng trôi theo dòng nước sông Hồng, phát ra âm thanh linh thiêng khi tới gần vùng đất này. Dân làng vớt lên, xem là điềm lành, và lập chùa thờ Phật ngay tại đó - cũng là nguồn gốc tên Kim Chung Tự.
Chùa Chuông là một trong “Phố Hiến tứ đại danh tích”, bên cạnh đền Trần, đền Mẫu và đền Thiên Hậu.
Ngôi chùa mang kiến trúc truyền thống kiểu “nội công ngoại quốc” (bên trong hình chữ Công, bên ngoài hình chữ Quốc), một kiểu bố cục chặt chẽ, uy nghiêm thường thấy ở các công trình Phật giáo lớn.

Toàn bộ chùa được dựng bằng gỗ lim quý, lợp ngói mũi hài, với những hàng cột cái, cột quân to lớn, chạm khắc tinh xảo hình rồng, phượng, hoa sen, mây...
Chùa gồm tiền đường, thiêu hương, thượng điện, nhà tổ và hành lang chạy dọc hai bên. Gian chính điện thờ Phật Tam Thế, Phật A Di Đà, Quan Âm Bồ Tát, cùng hệ thống tượng pháp, bia đá, hoành phi, câu đối cổ đầy giá trị.
Điểm nhấn của ngôi chùa là quả chuông cổ, đúc bằng đồng, khắc tên chùa - minh chứng cho niềm tin của người dân nơi đây về linh khí trời đất quy tụ.
Không chỉ là nơi thờ Phật, chùa Chuông là biểu tượng tinh thần và nhân văn sâu sắc của người dân Phố Hiến. Chùa từng là trung tâm sinh hoạt tôn giáo - văn hoá lớn bậc nhất trong vùng, là điểm tụ linh thiêng mà thương nhân, quan lại và dân thường đều lui tới cầu an, cầu phúc.
Chùa Chuông được Bộ Văn hóa - Thông tin và Thể thao (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) xếp hạng là di tích “Kiến trúc nghệ thuật” cấp quốc gia năm 1992 và là một di tích tiêu biểu trong khu di tích Phố Hiến được Thủ tướng Chính phủ xếp hạng cấp quốc gia đặc biệt năm 2014.
Ngày nay, Chùa Chuông là nơi tổ chức lễ hội Phố Hiến mỗi năm vào tháng Ba âm lịch, thu hút hàng vạn du khách thập phương.
Dự kiến, chùa Chuông sẽ đón khoảng 500.000 lượt người dân và Phật tử cùng với khoảng 200.000 lượt phương tiện giao thông đổ về chiêm bái Xá lợi Phật trong 2 ngày 28-29.5.
Sau đó, Xá lợi Phật sẽ được cung rước đến chùa Ngũ Hành Sơn, quận Ngũ Hành Sơn, TP Đà Nẵng để tôn trí từ ngày 30.5 - 2.6.