Thanh Thúy
Well-known member
Vì một tương lai smartphone giá bán phổ thông nhưng không cần mỗi năm phải đổi 1 lần!
Sau loạt OPPO Reno12 Series được ra mắt để ‘phô trương’ những tính năng AI nhiếp ảnh, OPPO lại tiếp tục trở lại với phân khúc phổ thông với chiếc OPPO A3. Dù ‘chỉ’ là một chiếc máy với mức giá dành cho số đông, nhưng OPPO A3 cũng có khá nhiều điều để nói khi thừa hưởng thiết kế của những dòng máy cao cấp hơn, trang bị một con chip hoàn toàn mới và đặc biệt hơn là lời hứa về việc “dùng bền suốt 4 năm” từ OPPO.
Trên thị trường hiện nay thì OPPO là một thương hiệu rất ‘chăm’ thử nghiệm với những thiết kế mới nên điện thoại của họ nhìn không bị nhàm chán. OPPO A3 dù cũng chỉ là dòng máy giá dành cho số đông của hãng thôi nhưng cũng được ‘chăm chút’ khá đầy đủ về vẻ ngoài.
Máy có kiểu dáng vuông vức, với phần mặt lưng và các cạnh bên đều được cắt thẳng chứ không vát tròn về 2 phía. Máy được hoàn thiện bằng nhựa thôi, nhưng cầm trên tay cho cảm giác chắc chắn, có độ nặng nên ‘đầm’ chứ không quá nhẹ.
Phiên bản tôi có ở đây là máy tím, không có ‘gradient’ đổi màu đặc trưng của OPPO mà thay vào đó là những chấm ‘nhũ’ óng ánh. Chi tiết này khi đưa ra nắng, nơi có ánh sáng mạnh sẽ nhìn thấy rõ và thực sự trở nên ‘lấp lánh’, khi đã đeo thêm ốp lưng hoặc nhìn từ xa thì chỉ thấy màu tím mà thôi.
Giống với những dòng máy được giới thiệu thời gian gần đây, OPPO A3 có cụm camera lớn chiếm tới hơn nửa bề ngang mặt lưng. Cụm camera này hình vuông góc tròn, bên trong có 2 camera đặc lệch về 1 phía và thêm 1 đèn flash nữa. Ưu điểm của cụm camera đó là nhìn thì to nhưng không ‘nhô’ lên nhiều, đặt máy lên bàn sẽ không gặp hiện tượng cập kênh.
Các nút bấm bao gồm chỉnh âm lượng và nút nguồn kiêm cảm biến vân tay điện dung được đặt hết ở cạnh phải, cạnh trái chỉ có thêm khe cắm thẻ SIM. Máy vẫn giữ cổng nhạc 3.5mm mặc dù khá nhiều dòng máy giá rẻ, tầm trung hiện nay đã loại bỏ thành phần này đi, ngay bên cạnh là cổng USB-C hỗ trợ sạc nhanh 45W, từ trạng thái cạn kiệt sẽ tốn khoảng 1 tiếng 15 phút để sạc đầy.
Máy trang bị một màn hình LCD kích thước lớn 6.67 inch độ phân giải HD+ cùng tần số quét 90Hz. Chỉ là màn hình LCD và độ phân giải ‘720p’ nên chất lượng hiển thị của OPPO A3 cũng chỉ dừng lại ở mức trung bình mà thôi: màu sắc được cân chỉnh trung tính nhưng hơi nhạt so với những máy có tấm nền AMOLED, nhìn thật kỹ thì sẽ thấy hơi ‘rỗ’.
Ngược lại, màn hình này sở hữu một vài những ưu điểm bao gồm tần số quét 90Hz cho cảm giác ‘mượt mắt’ hơn so với chuẩn 60Hz; độ sáng lên tới 1000 nits nên dễ dàng dùng dưới ánh nắng gắt và có khả năng cảm ứng được khi bị dính nước.
Và OPPO A3 cũng có thể ‘dính nước’ được thoải mái, vì đây là một trong những chiếc máy giá dưới 5 triệu hiếm hoi được trang bị ‘độ bền chuẩn quân đội’ MIL-STD 810H. Theo OPPO, A3 có thể kháng ‘đa chất lỏng’, từ mồ hôi, nước trắng, thức ăn mà không lo bị hỏng; kháng được cát bụi và giảm sốc mỗi khi bị rơi.
Đây là một tính năng rất đáng để đánh giá, và sẽ được chúng tôi gửi tới bạn đọc trong một bài viết ‘tra tấn’ máy toàn diện. Trong lúc chụp hình cho bài viết này tôi cũng đã cố tình để rơi máy một vài lần từ độ cao khoảng 1m và vẫn chưa thấy máy ‘hề hấn’ gì, trong thời gian tới ta sẽ thử với những trường hợp còn khó hơn xem A3 ‘cứng’ đến mức nào!
Dù là có cụm camera khá lớn, nhưng OPPO A3 chỉ có 1 tiêu cự chụp tiêu chuẩn với camera độ phân giải cao 50MP, chiếc camera còn lại chỉ là cảm biến đo chiều sâu phục vụ cho việc chụp hình chân dung mà thôi. Điều này sẽ hạn chế góc nhìn mà bạn có thể chụp được, nên tôi cũng cảm thấy OPPO đã có thể trang bị thêm một camera siêu rộng thì sẽ tốt hơn.
Về khả năng chụp ảnh của camera chính, máy cho màu sắc trung tính nhưng hơi trầm chứ không ‘rực’, cân bằng trắng khá tốt nên không bị ngả vàng hay ngả xanh nhiều. Khả năng cân bằng ánh sáng (HDR) dừng lại ở mức ổn, nếu như chủ thể được chụp đang đứng trước bầu trời quá sáng, máy sẽ có xu hướng chụp tối đi để cứu dải sáng (highlight), nên với 1 số ảnh ta sẽ phải đẩy sáng lại lên.
Mặc định, máy sẽ chụp ảnh 12.5MP để tiết kiệm dung lượng và chỉ khi chuyển sang chế độ Hi-res thì mới sử dụng hết độ phân giải 50MP của cảm biến. Chuyển từ 12.5MP sang 50MP, ta cũng thấy được sự cải thiện về độ nét, ví dụ như ở hình ảnh dưới ta có thể đọc được rõ hơn dòng chữ trên tờ giấy được dán trên tường, trong khi đó ảnh mặc định khá nhòe và không đọc được rõ.
Ảnh mặc định (trái) và độ phân giải cao 50MP (phải)
Những chữ nhỏ trên ảnh 50MP rõ nét và dễ đọc hơn, trong khi ở ảnh mặc định đã hơi khá mờ, khó đọc
Trải nghiệm chụp hình với OPPO A3 có thể đánh giá là cơ bản, sẽ thích hợp với những bạn chỉ cần ‘bắt khoảnh khắc’ với camera chính, chứ không có những đòi hỏi về việc đổi tiêu cự, HDR vượt trội hay có những tính năng nhiếp ảnh AI tân tiến như OPPO Reno12 Series.
OPPO A3 được trang bị một vi xử lý khá mới từ ‘nhà’ Qualcomm là Snapdragon 6s Gen 1, một con chip tầm trung được xây dựng trên tiến trình 11nm và là phiên bản 4G chứ không có 5G. Qua những bài đánh giá hiệu năng, có thể thấy được rằng đây không phải là một con chip có khả năng xử lý vượt trội, nằm ở top dưới trên thị trường.
Điểm Antutu Benchmark dừng lại ở mức 253.618 điểm, trong khi đó điểm Geekbench đa nhân cũng chỉ dừng lại ở 1161. Trong quá trình sử dụng thực tế, các thao tác của máy như mở màn hình, mở ứng dụng, mở thành thông báo cũng có cảm giác ‘khựng lại 1 chút’ chứ không mượt mà một cách hoàn toàn.
Antutu
3DMark
Geekbench
Hiệu năng này khiến OPPO A3 không phải là lựa chọn tối ưu nhất cho việc chơi game. Với Liên Quân Mobile, máy tự động chuyển mức đồ họa xuống trung bình và không cho phép để cao nhất (và chắc chắn sẽ có thể bị giật lag nếu để mức đồ họa đó). Một ưu điểm đó là vi xử lý chạy rất mát, dù là chạy đánh giá hiệu năng hay chơi game trong 30 phút vẫn không hề bị nóng mặt lưng, tạo cảm giác thoải mái khi cầm.
Không quá vượt trội về hiệu năng, nhưng OPPO A3 lại nhấn mạnh vào sự bền bỉ của viên pin. Máy trang bị viên pin lớn tới 5100mAH, hoàn toàn có thể sử dụng được tới 2 ngày mà không cần phải tiết kiệm. Trong một ngày xem livestream 1 tiếng rưỡi, lướt web, chơi game và đi chụp ảnh khá nhiều của tôi, máy mất chỉ 40% vào cuối ngày và chắc chắn sẽ còn thoải mái cho ngày hôm sau nữa.
OPPO cũng nói rằng viên pin của máy được thử nghiệm để không giảm dưới 80% dung lượng sử dụng sau 4 năm, nên dù có ‘chai’ vẫn sẽ cho thời lượng sử dụng thực tế tốt. Đây là một điều tốt, vì nếu như máy có bền bỉ ở vỏ ngoài nhờ chuẩn quân đội nhưng pin đã quá yếu thì cũng không thể sử dụng được!
Nằm ở phân khúc giá dưới 5 triệu Đồng, OPPO A3 không thể có được cấu hình tốt nhất hiện nay được: Vi xử lý có hiệu năng không cao, camera cũng không có các tiêu cự để thay đổi một cách linh hoạt. Bù lại, ưu điểm lớn nhất của máy đó là khả năng kháng bụi, kháng nước, chống chịu va đập và ‘độ bền’ về thời lượng pin và hiệu năng theo thời gian.
Đây sẽ là một dòng máy phù hợp với các học sinh, sinh viên, các bác trung niên cho tới người lớn tuổi, đang cần một chiếc máy có màn hình lớn để sử dụng và nếu có va chạm, lỡ rơi nước vào thì cũng không ‘hề hấn’ gì. Ngược lại, đây sẽ không phải là lựa chọn hàng đầu với những bạn chơi game nhiều, vi xử lý cần phải mạnh hơn để giải quyết được tốt nhất nhu cầu này.
Sau loạt OPPO Reno12 Series được ra mắt để ‘phô trương’ những tính năng AI nhiếp ảnh, OPPO lại tiếp tục trở lại với phân khúc phổ thông với chiếc OPPO A3. Dù ‘chỉ’ là một chiếc máy với mức giá dành cho số đông, nhưng OPPO A3 cũng có khá nhiều điều để nói khi thừa hưởng thiết kế của những dòng máy cao cấp hơn, trang bị một con chip hoàn toàn mới và đặc biệt hơn là lời hứa về việc “dùng bền suốt 4 năm” từ OPPO.
Trên thị trường hiện nay thì OPPO là một thương hiệu rất ‘chăm’ thử nghiệm với những thiết kế mới nên điện thoại của họ nhìn không bị nhàm chán. OPPO A3 dù cũng chỉ là dòng máy giá dành cho số đông của hãng thôi nhưng cũng được ‘chăm chút’ khá đầy đủ về vẻ ngoài.
Máy có kiểu dáng vuông vức, với phần mặt lưng và các cạnh bên đều được cắt thẳng chứ không vát tròn về 2 phía. Máy được hoàn thiện bằng nhựa thôi, nhưng cầm trên tay cho cảm giác chắc chắn, có độ nặng nên ‘đầm’ chứ không quá nhẹ.
Phiên bản tôi có ở đây là máy tím, không có ‘gradient’ đổi màu đặc trưng của OPPO mà thay vào đó là những chấm ‘nhũ’ óng ánh. Chi tiết này khi đưa ra nắng, nơi có ánh sáng mạnh sẽ nhìn thấy rõ và thực sự trở nên ‘lấp lánh’, khi đã đeo thêm ốp lưng hoặc nhìn từ xa thì chỉ thấy màu tím mà thôi.
Giống với những dòng máy được giới thiệu thời gian gần đây, OPPO A3 có cụm camera lớn chiếm tới hơn nửa bề ngang mặt lưng. Cụm camera này hình vuông góc tròn, bên trong có 2 camera đặc lệch về 1 phía và thêm 1 đèn flash nữa. Ưu điểm của cụm camera đó là nhìn thì to nhưng không ‘nhô’ lên nhiều, đặt máy lên bàn sẽ không gặp hiện tượng cập kênh.
Các nút bấm bao gồm chỉnh âm lượng và nút nguồn kiêm cảm biến vân tay điện dung được đặt hết ở cạnh phải, cạnh trái chỉ có thêm khe cắm thẻ SIM. Máy vẫn giữ cổng nhạc 3.5mm mặc dù khá nhiều dòng máy giá rẻ, tầm trung hiện nay đã loại bỏ thành phần này đi, ngay bên cạnh là cổng USB-C hỗ trợ sạc nhanh 45W, từ trạng thái cạn kiệt sẽ tốn khoảng 1 tiếng 15 phút để sạc đầy.
Máy trang bị một màn hình LCD kích thước lớn 6.67 inch độ phân giải HD+ cùng tần số quét 90Hz. Chỉ là màn hình LCD và độ phân giải ‘720p’ nên chất lượng hiển thị của OPPO A3 cũng chỉ dừng lại ở mức trung bình mà thôi: màu sắc được cân chỉnh trung tính nhưng hơi nhạt so với những máy có tấm nền AMOLED, nhìn thật kỹ thì sẽ thấy hơi ‘rỗ’.
Ngược lại, màn hình này sở hữu một vài những ưu điểm bao gồm tần số quét 90Hz cho cảm giác ‘mượt mắt’ hơn so với chuẩn 60Hz; độ sáng lên tới 1000 nits nên dễ dàng dùng dưới ánh nắng gắt và có khả năng cảm ứng được khi bị dính nước.
Và OPPO A3 cũng có thể ‘dính nước’ được thoải mái, vì đây là một trong những chiếc máy giá dưới 5 triệu hiếm hoi được trang bị ‘độ bền chuẩn quân đội’ MIL-STD 810H. Theo OPPO, A3 có thể kháng ‘đa chất lỏng’, từ mồ hôi, nước trắng, thức ăn mà không lo bị hỏng; kháng được cát bụi và giảm sốc mỗi khi bị rơi.
Đây là một tính năng rất đáng để đánh giá, và sẽ được chúng tôi gửi tới bạn đọc trong một bài viết ‘tra tấn’ máy toàn diện. Trong lúc chụp hình cho bài viết này tôi cũng đã cố tình để rơi máy một vài lần từ độ cao khoảng 1m và vẫn chưa thấy máy ‘hề hấn’ gì, trong thời gian tới ta sẽ thử với những trường hợp còn khó hơn xem A3 ‘cứng’ đến mức nào!
Dù là có cụm camera khá lớn, nhưng OPPO A3 chỉ có 1 tiêu cự chụp tiêu chuẩn với camera độ phân giải cao 50MP, chiếc camera còn lại chỉ là cảm biến đo chiều sâu phục vụ cho việc chụp hình chân dung mà thôi. Điều này sẽ hạn chế góc nhìn mà bạn có thể chụp được, nên tôi cũng cảm thấy OPPO đã có thể trang bị thêm một camera siêu rộng thì sẽ tốt hơn.
Về khả năng chụp ảnh của camera chính, máy cho màu sắc trung tính nhưng hơi trầm chứ không ‘rực’, cân bằng trắng khá tốt nên không bị ngả vàng hay ngả xanh nhiều. Khả năng cân bằng ánh sáng (HDR) dừng lại ở mức ổn, nếu như chủ thể được chụp đang đứng trước bầu trời quá sáng, máy sẽ có xu hướng chụp tối đi để cứu dải sáng (highlight), nên với 1 số ảnh ta sẽ phải đẩy sáng lại lên.
Mặc định, máy sẽ chụp ảnh 12.5MP để tiết kiệm dung lượng và chỉ khi chuyển sang chế độ Hi-res thì mới sử dụng hết độ phân giải 50MP của cảm biến. Chuyển từ 12.5MP sang 50MP, ta cũng thấy được sự cải thiện về độ nét, ví dụ như ở hình ảnh dưới ta có thể đọc được rõ hơn dòng chữ trên tờ giấy được dán trên tường, trong khi đó ảnh mặc định khá nhòe và không đọc được rõ.
Ảnh mặc định (trái) và độ phân giải cao 50MP (phải)
Những chữ nhỏ trên ảnh 50MP rõ nét và dễ đọc hơn, trong khi ở ảnh mặc định đã hơi khá mờ, khó đọc
Trải nghiệm chụp hình với OPPO A3 có thể đánh giá là cơ bản, sẽ thích hợp với những bạn chỉ cần ‘bắt khoảnh khắc’ với camera chính, chứ không có những đòi hỏi về việc đổi tiêu cự, HDR vượt trội hay có những tính năng nhiếp ảnh AI tân tiến như OPPO Reno12 Series.
OPPO A3 được trang bị một vi xử lý khá mới từ ‘nhà’ Qualcomm là Snapdragon 6s Gen 1, một con chip tầm trung được xây dựng trên tiến trình 11nm và là phiên bản 4G chứ không có 5G. Qua những bài đánh giá hiệu năng, có thể thấy được rằng đây không phải là một con chip có khả năng xử lý vượt trội, nằm ở top dưới trên thị trường.
Điểm Antutu Benchmark dừng lại ở mức 253.618 điểm, trong khi đó điểm Geekbench đa nhân cũng chỉ dừng lại ở 1161. Trong quá trình sử dụng thực tế, các thao tác của máy như mở màn hình, mở ứng dụng, mở thành thông báo cũng có cảm giác ‘khựng lại 1 chút’ chứ không mượt mà một cách hoàn toàn.
Antutu
3DMark
Geekbench
Hiệu năng này khiến OPPO A3 không phải là lựa chọn tối ưu nhất cho việc chơi game. Với Liên Quân Mobile, máy tự động chuyển mức đồ họa xuống trung bình và không cho phép để cao nhất (và chắc chắn sẽ có thể bị giật lag nếu để mức đồ họa đó). Một ưu điểm đó là vi xử lý chạy rất mát, dù là chạy đánh giá hiệu năng hay chơi game trong 30 phút vẫn không hề bị nóng mặt lưng, tạo cảm giác thoải mái khi cầm.
Không quá vượt trội về hiệu năng, nhưng OPPO A3 lại nhấn mạnh vào sự bền bỉ của viên pin. Máy trang bị viên pin lớn tới 5100mAH, hoàn toàn có thể sử dụng được tới 2 ngày mà không cần phải tiết kiệm. Trong một ngày xem livestream 1 tiếng rưỡi, lướt web, chơi game và đi chụp ảnh khá nhiều của tôi, máy mất chỉ 40% vào cuối ngày và chắc chắn sẽ còn thoải mái cho ngày hôm sau nữa.
OPPO cũng nói rằng viên pin của máy được thử nghiệm để không giảm dưới 80% dung lượng sử dụng sau 4 năm, nên dù có ‘chai’ vẫn sẽ cho thời lượng sử dụng thực tế tốt. Đây là một điều tốt, vì nếu như máy có bền bỉ ở vỏ ngoài nhờ chuẩn quân đội nhưng pin đã quá yếu thì cũng không thể sử dụng được!
Nằm ở phân khúc giá dưới 5 triệu Đồng, OPPO A3 không thể có được cấu hình tốt nhất hiện nay được: Vi xử lý có hiệu năng không cao, camera cũng không có các tiêu cự để thay đổi một cách linh hoạt. Bù lại, ưu điểm lớn nhất của máy đó là khả năng kháng bụi, kháng nước, chống chịu va đập và ‘độ bền’ về thời lượng pin và hiệu năng theo thời gian.
Đây sẽ là một dòng máy phù hợp với các học sinh, sinh viên, các bác trung niên cho tới người lớn tuổi, đang cần một chiếc máy có màn hình lớn để sử dụng và nếu có va chạm, lỡ rơi nước vào thì cũng không ‘hề hấn’ gì. Ngược lại, đây sẽ không phải là lựa chọn hàng đầu với những bạn chơi game nhiều, vi xử lý cần phải mạnh hơn để giải quyết được tốt nhất nhu cầu này.