Hồ Thị Thanh Trà
Well-known member
Tôi là người bình thường nhưng có tình yêu gốm đặc biệt. Gốm là đam mê, là điều mà tôi chọn để gắn bó. Mong một ngày nào đó gốm Phù Lãng phát triển vươn xa tới bạn bè năm châu", Huân Gốm chia sẻ.
“Thực ra trong suốt quá trình từ khi quyết định “sống với gốm” thì niềm đau đáu của tôi là làm sao để phát triển làng nghề, làm sao để những trầm tích văn hóa của gốm cổ Phù Lãng, làng gốm có lịch sử hơn 700 năm được phát huy trong đời sống đương đại, làm sao để nhiều người biết đến giá trị của gốm Phù Lãng”.
Đó là những chia sẻ gan ruột của Bùi Văn Huân, một chàng trai sinh ra và lớn lên tại đất gốm Phù Lãng, thị xã Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh. Sinh năm 1990, từ nhỏ thường xuyên được tiếp xúc với những “núi” đất sét của người dân làm nghề, với những chum, vại sành dọc những con đường làng… đã nhen lên một tình yêu đặc biệt của cậu bé Huân với gốm Phù Lãng. Cũng từ tình yêu ấy đã khiến Bùi Văn Huân ấp ủ ước mơ phát huy, lan tỏa nghề gốm cổ Phù Lãng, để rồi quyết định theo học Đại học Mỹ Thuật Công nghiệp Hà Nội và quyết định “sống với gồm” từ đó.
Con đường dốc nhỏ cong queo với bờ tường xếp đầy sành phế phẩm lâu năm phủ rêu và dương xỉ xanh rờn dẫn lối chúng tôi đến không gian Gốm Huân. Sau cánh cổng là không gian gốm mộc mạc, độc đáo từ kiểu dáng đến màu men được sắp đặt theo những ý tưởng nghệ thuật và kể những câu chuyện riêng đời gốm.
Chỉ bấy nhiêu thôi đã cảm nhận được một tình yêu dành cho gốm của chủ nhân không gian này. Tình yêu ấy được lan sang cả người đồng cam cộng khổ với Huân là Trương Hồng Thương, vợ của Bùi Văn Huân. “Mong muốn lớn nhất của Gốm Huân là có thể góp một phần nhỏ tạo nên những sản phẩm mới để mọi người biết nhiều hơn, hiểu nhiều hơn về giá trị của gốm Phù Lãng”.
Trước đây sản phầm gốm Phù Lãng chủ yếu là những chum, vại đựng nước, đựng rượu… to và nặng, tốn nhiều nguyên liệu mà giá trị kinh tế chưa cao. Thêm nữa, cùng với sự phát triển của đời sống xã hội, những vật dụng này không còn phù hợp nên nghề gốm truyền thống của Phù Lãng dần bị mai một. Nghề mai một cũng có nghĩa là nhiều lớp trầm tích văn hóa đang dần bị lãng quên. Với mong muốn và khát khao mang lại những giá trị mới cho nghề, nên trong hơn 10 năm qua, sau quyết định “sống với gốm”, Bùi Văn Huân đã dành trọn tâm sức mày mò, học hỏi để thử nghiệm, sáng tạo cho ra đời những sản phẩm mới, dù biết đó là con đường đầy thách thức.
“Thật ra thì làm gốm rất vất vả và cũng trải qua rất nhiều mồ hôi và nước mắt nhưng mà mỗi chuyến ra lò thì lại cho tôi được thêm nhiều bài học quý báu. Thế nên, với gốm tôi được rất nhiều thứ mà chẳng mất đi thứ gì cả. Kể cả có những mẻ lò sản phẩm hỏng nhiều hơn nhưng tôi vẫn luôn tin rằng, giữa đống đổ nát vẫn còn lấp lánh những viên ngọc” - Bùi Văn Huân chia sẻ.
Nghề gốm nhọc nhằn nhưng cũng sẽ có lúc "luyện thổ thành kim"
Dấn thân với gốm và chọn cho mình một lối đi riêng, một thị trường ngách, tình yêu gốm trong Huân lớn dần qua từng sản phẩm. Không chỉ là đồ gốm ứng dụng, mỗi sản phẩm của Gốm Huân giống như một tác phẩm nghệ thuật trang trí, đáp ứng nhu cầu thẩm mỹ, kể những câu chuyện, chuyển tải cảm xúc, tư tưởng của người sáng tạo.
"Gốm cần nhiều phong cách, nhiều góc nhìn, nhiều sản phẩm khác nhau. Tôi thích con người gắn bó với nhau bởi sự đồng điệu về mặt cảm xúc và tâm hồn, đến với nhau vì trân quý những giá trị nội tâm chứ không phải vì vật chất... Vì thế, tôi theo đuổi hướng đến những sản phẩm gốm mộc mạc, trầm lắng, phản ánh chiều sâu nội tâm, tạo cảm giác thoải mái, an yên, chữa lành".
Những ngày đầu gây dựng thương hiệu gốm Huân, vợ chồng anh chỉ làm truyền thông trên trang cá nhân, sau đó "hữu xạ tự nhiên hương", khách hàng tự giới thiệu và tìm đến. Nhờ sự đồng điệu, “điểm chạm” nhất định về cảm xúc thẩm mỹ qua các sản phẩm nên khách hàng sau khi chọn gốm Huân đều trở thành bạn của gia đình anh. “Nếu chỉ nghĩ kiếm tiền từ gốm mà không xuất phát từ tình yêu thực sự sẽ rất khó tạo ra giá trị bền vững. Tôi sống với gốm, lao vào nó, yêu nó, khóc cười, trăn trở với nó mỗi ngày và chưa khi nào buông lơi” - Bùi Văn Huân tâm niệm.
“Thực ra trong suốt quá trình từ khi quyết định “sống với gốm” thì niềm đau đáu của tôi là làm sao để phát triển làng nghề, làm sao để những trầm tích văn hóa của gốm cổ Phù Lãng, làng gốm có lịch sử hơn 700 năm được phát huy trong đời sống đương đại, làm sao để nhiều người biết đến giá trị của gốm Phù Lãng”.
Đó là những chia sẻ gan ruột của Bùi Văn Huân, một chàng trai sinh ra và lớn lên tại đất gốm Phù Lãng, thị xã Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh. Sinh năm 1990, từ nhỏ thường xuyên được tiếp xúc với những “núi” đất sét của người dân làm nghề, với những chum, vại sành dọc những con đường làng… đã nhen lên một tình yêu đặc biệt của cậu bé Huân với gốm Phù Lãng. Cũng từ tình yêu ấy đã khiến Bùi Văn Huân ấp ủ ước mơ phát huy, lan tỏa nghề gốm cổ Phù Lãng, để rồi quyết định theo học Đại học Mỹ Thuật Công nghiệp Hà Nội và quyết định “sống với gồm” từ đó.
Con đường dốc nhỏ cong queo với bờ tường xếp đầy sành phế phẩm lâu năm phủ rêu và dương xỉ xanh rờn dẫn lối chúng tôi đến không gian Gốm Huân. Sau cánh cổng là không gian gốm mộc mạc, độc đáo từ kiểu dáng đến màu men được sắp đặt theo những ý tưởng nghệ thuật và kể những câu chuyện riêng đời gốm.
Chỉ bấy nhiêu thôi đã cảm nhận được một tình yêu dành cho gốm của chủ nhân không gian này. Tình yêu ấy được lan sang cả người đồng cam cộng khổ với Huân là Trương Hồng Thương, vợ của Bùi Văn Huân. “Mong muốn lớn nhất của Gốm Huân là có thể góp một phần nhỏ tạo nên những sản phẩm mới để mọi người biết nhiều hơn, hiểu nhiều hơn về giá trị của gốm Phù Lãng”.
Trước đây sản phầm gốm Phù Lãng chủ yếu là những chum, vại đựng nước, đựng rượu… to và nặng, tốn nhiều nguyên liệu mà giá trị kinh tế chưa cao. Thêm nữa, cùng với sự phát triển của đời sống xã hội, những vật dụng này không còn phù hợp nên nghề gốm truyền thống của Phù Lãng dần bị mai một. Nghề mai một cũng có nghĩa là nhiều lớp trầm tích văn hóa đang dần bị lãng quên. Với mong muốn và khát khao mang lại những giá trị mới cho nghề, nên trong hơn 10 năm qua, sau quyết định “sống với gốm”, Bùi Văn Huân đã dành trọn tâm sức mày mò, học hỏi để thử nghiệm, sáng tạo cho ra đời những sản phẩm mới, dù biết đó là con đường đầy thách thức.
“Thật ra thì làm gốm rất vất vả và cũng trải qua rất nhiều mồ hôi và nước mắt nhưng mà mỗi chuyến ra lò thì lại cho tôi được thêm nhiều bài học quý báu. Thế nên, với gốm tôi được rất nhiều thứ mà chẳng mất đi thứ gì cả. Kể cả có những mẻ lò sản phẩm hỏng nhiều hơn nhưng tôi vẫn luôn tin rằng, giữa đống đổ nát vẫn còn lấp lánh những viên ngọc” - Bùi Văn Huân chia sẻ.

Nghề gốm nhọc nhằn nhưng cũng sẽ có lúc "luyện thổ thành kim"
Dấn thân với gốm và chọn cho mình một lối đi riêng, một thị trường ngách, tình yêu gốm trong Huân lớn dần qua từng sản phẩm. Không chỉ là đồ gốm ứng dụng, mỗi sản phẩm của Gốm Huân giống như một tác phẩm nghệ thuật trang trí, đáp ứng nhu cầu thẩm mỹ, kể những câu chuyện, chuyển tải cảm xúc, tư tưởng của người sáng tạo.
"Gốm cần nhiều phong cách, nhiều góc nhìn, nhiều sản phẩm khác nhau. Tôi thích con người gắn bó với nhau bởi sự đồng điệu về mặt cảm xúc và tâm hồn, đến với nhau vì trân quý những giá trị nội tâm chứ không phải vì vật chất... Vì thế, tôi theo đuổi hướng đến những sản phẩm gốm mộc mạc, trầm lắng, phản ánh chiều sâu nội tâm, tạo cảm giác thoải mái, an yên, chữa lành".
Những ngày đầu gây dựng thương hiệu gốm Huân, vợ chồng anh chỉ làm truyền thông trên trang cá nhân, sau đó "hữu xạ tự nhiên hương", khách hàng tự giới thiệu và tìm đến. Nhờ sự đồng điệu, “điểm chạm” nhất định về cảm xúc thẩm mỹ qua các sản phẩm nên khách hàng sau khi chọn gốm Huân đều trở thành bạn của gia đình anh. “Nếu chỉ nghĩ kiếm tiền từ gốm mà không xuất phát từ tình yêu thực sự sẽ rất khó tạo ra giá trị bền vững. Tôi sống với gốm, lao vào nó, yêu nó, khóc cười, trăn trở với nó mỗi ngày và chưa khi nào buông lơi” - Bùi Văn Huân tâm niệm.