Hồ Thị Thanh Trà
Well-known member
Nguồn gốc từ Nam Kinh nhưng được nâng tầm khi tiến cung, vịt quay Bắc Kinh với hương vị mê hoặc và cách chế biến cầu kỳ, trở thành biểu tượng ẩm thực toàn cầu.
Vịt quay Bắc Kinh, món ăn nổi tiếng bậc nhất Trung Quốc, đại diện cho sự tinh tế và tài nghệ ẩm thực của quốc gia này. Lớp da giòn rụm, thịt mềm mọng nước cùng nghi thức trình bày cầu kỳ tạo trải nghiệm độc đáo, làm say lòng thực khách và phản ánh lịch sử, văn hóa phong phú của Trung Quốc.
Ở Bắc Kinh, vịt vốn không phải món phổ biến như lợn, gà hay cừu. Các món vịt truyền thống ở Trung Quốc thường đến từ vùng Giang Nam mênh mông nước, nơi vịt bơi trong ruộng lúa và ao hồ, được chế biến thành vịt muối Nam Kinh hay súp vịt Hàng Châu. Tuy nhiên, vịt quay Bắc Kinh đã trở thành ngoại lệ của thành phố, thậm chí nhiều tờ báo ví độ nổi tiếng của món vịt quay sánh ngang Tử Cấm Thành.
Món ăn này xuất hiện từ thế kỷ 13 tại Hàng Châu. Vịt quay từng được bán trên những gánh hàng rong và trở thành đặc sản của Nam Kinh, thủ đô đầu tiên của triều Minh. Chỉ sau năm 1420, khi vua Vĩnh Lạc dời đô về Bắc Kinh, vịt quay mới xuất hiện ở đây. Ban đầu, nó được gọi "vịt quay Kim Lăng" (Kim Lăng là tên cổ của Nam Kinh). Theo thời gian, các đầu bếp ở Bắc Kinh lai tạo giống vịt địa phương với lông trắng tuyết, da mỏng và thịt mềm, được đánh giá vượt trội hơn vịt Nam Kinh.
Vịt trắng Bắc Kinh, thường được nuôi ở ngoại ô thành phố và vỗ béo cẩn thận. Sau khi làm sạch, nhổ lông, người ta bơm không khí giữa da và thịt để tạo độ căng, chần nước sôi làm săn da, hong khô, phết siro mạch nha cho màu nâu đỏ hấp dẫn. Đầu bếp thường đổ ít nước sôi vào bên trong con vịt trước khi nướng để giữ thịt mọng nước, da giòn.
Vịt quay Bắc Kinh được nướng theo hai phương pháp chính gồm lò hở (gualu) và lò kín (menlu). Lò hở là phương pháp treo vịt trên giá kim loại, nướng bằng củi cây ăn quả như táo tàu ở 250-270 độ C. Đầu bếp xoay vịt để chín đều, bổ sung củi 5-6 lần, giúp thịt thấm hương trái cây. Lò kín giữ độ ẩm cao, tạo thịt tơi xốp, da và thịt kết nối tốt, phù hợp nướng nhiều vịt cùng lúc.
Vịt được treo khi nướng. Ảnh: CGTN
" style="margin: 0px; padding: 0px 0px 396.984px; box-sizing: border-box; text-rendering: optimizelegibility; width: 680px; float: left; display: table; -webkit-box-pack: center; justify-content: center; background: rgb(240, 238, 234); text-align: center; position: relative;">
Vịt được treo khi nướng. Ảnh: CGTN
Kỹ thuật nướng lò kín được phát triển ở Nam Kinh. Các đầu bếp đốt lửa ở giữa lò cho đến khi chỉ còn than âm ỉ, sau đó treo bốn con vịt vào cửa lò và đóng kín lại. Sau khoảng một giờ, khi mở cửa lò, tất cả vịt đã được nướng chín đều, thơm ngon.
Kỹ thuật lò hở được phát triển bởi các đầu bếp trong bếp hoàng gia Tử Cấm Thành, nơi nhà Thanh ưa thích các món thịt nướng. Tài liệu ghi vào năm 1761, vua Càn Long từng ăn vịt quay 8 lần trong hai tuần.
Vịt quay Bắc Kinh, món ăn nổi tiếng bậc nhất Trung Quốc, đại diện cho sự tinh tế và tài nghệ ẩm thực của quốc gia này. Lớp da giòn rụm, thịt mềm mọng nước cùng nghi thức trình bày cầu kỳ tạo trải nghiệm độc đáo, làm say lòng thực khách và phản ánh lịch sử, văn hóa phong phú của Trung Quốc.
Ở Bắc Kinh, vịt vốn không phải món phổ biến như lợn, gà hay cừu. Các món vịt truyền thống ở Trung Quốc thường đến từ vùng Giang Nam mênh mông nước, nơi vịt bơi trong ruộng lúa và ao hồ, được chế biến thành vịt muối Nam Kinh hay súp vịt Hàng Châu. Tuy nhiên, vịt quay Bắc Kinh đã trở thành ngoại lệ của thành phố, thậm chí nhiều tờ báo ví độ nổi tiếng của món vịt quay sánh ngang Tử Cấm Thành.
Món ăn này xuất hiện từ thế kỷ 13 tại Hàng Châu. Vịt quay từng được bán trên những gánh hàng rong và trở thành đặc sản của Nam Kinh, thủ đô đầu tiên của triều Minh. Chỉ sau năm 1420, khi vua Vĩnh Lạc dời đô về Bắc Kinh, vịt quay mới xuất hiện ở đây. Ban đầu, nó được gọi "vịt quay Kim Lăng" (Kim Lăng là tên cổ của Nam Kinh). Theo thời gian, các đầu bếp ở Bắc Kinh lai tạo giống vịt địa phương với lông trắng tuyết, da mỏng và thịt mềm, được đánh giá vượt trội hơn vịt Nam Kinh.
Vịt trắng Bắc Kinh, thường được nuôi ở ngoại ô thành phố và vỗ béo cẩn thận. Sau khi làm sạch, nhổ lông, người ta bơm không khí giữa da và thịt để tạo độ căng, chần nước sôi làm săn da, hong khô, phết siro mạch nha cho màu nâu đỏ hấp dẫn. Đầu bếp thường đổ ít nước sôi vào bên trong con vịt trước khi nướng để giữ thịt mọng nước, da giòn.
Vịt quay Bắc Kinh được nướng theo hai phương pháp chính gồm lò hở (gualu) và lò kín (menlu). Lò hở là phương pháp treo vịt trên giá kim loại, nướng bằng củi cây ăn quả như táo tàu ở 250-270 độ C. Đầu bếp xoay vịt để chín đều, bổ sung củi 5-6 lần, giúp thịt thấm hương trái cây. Lò kín giữ độ ẩm cao, tạo thịt tơi xốp, da và thịt kết nối tốt, phù hợp nướng nhiều vịt cùng lúc.
Vịt được treo khi nướng. Ảnh: CGTN
" style="margin: 0px; padding: 0px 0px 396.984px; box-sizing: border-box; text-rendering: optimizelegibility; width: 680px; float: left; display: table; -webkit-box-pack: center; justify-content: center; background: rgb(240, 238, 234); text-align: center; position: relative;">

Vịt được treo khi nướng. Ảnh: CGTN
Kỹ thuật nướng lò kín được phát triển ở Nam Kinh. Các đầu bếp đốt lửa ở giữa lò cho đến khi chỉ còn than âm ỉ, sau đó treo bốn con vịt vào cửa lò và đóng kín lại. Sau khoảng một giờ, khi mở cửa lò, tất cả vịt đã được nướng chín đều, thơm ngon.
Kỹ thuật lò hở được phát triển bởi các đầu bếp trong bếp hoàng gia Tử Cấm Thành, nơi nhà Thanh ưa thích các món thịt nướng. Tài liệu ghi vào năm 1761, vua Càn Long từng ăn vịt quay 8 lần trong hai tuần.