Hồ Thị Thanh Trà
Well-known member
Thị xã Mường Lay, nơi được coi là thị xã nhỏ nhất Việt Nam có một nghề độc đáo, đó là chế tác đá tự nhiên thành ngói lợp mái nhà sàn.
Quá trình sản xuất ngói đá đòi hỏi cả sức người và sự hỗ trợ của máy móc. Ảnh: Quang Đạt
Từ viên đá sông Đà đến mái ngói
Từ viên đá lớn ở ven sông Đà đến những vách núi, qua bàn tay khéo léo của người thợ đã cho ra những viên ngói bằng đá đẹp mắt và vô cùng bền vững, tạo nên nét kiến trúc độc đáo của những dãy phố nhà sàn ở Mường Lay. Để tìm hiểu về nghề đặc biệt này, chúng tôi đã tìm đến khu tập kết và sản xuất đá thuộc phường Sông Đà, thị xã Mường Lay, tỉnh Điện Biên.
Giữa tiếng máy cắt đá, ông Lò Văn Trưởng (47 tuổi, chủ một cơ sở làm đá) cho biết: “Đây là loại đá được lấy từ các vỉa đá trên núi hoặc từ sông Đà, có cấu tạo thành nhiều lớp, khi mới khai thác đá khá mềm và dẻo, nên dễ dàng xẻ ra thành lớp mỏng và cắt gọt thành hình dáng mong muốn”.
Đá được lấy từ các vỉa đá trên núi hoặc từ các sông suối.
Với hơn 30 năm trong nghề, ông Trưởng - cho rằng, quy trình sản xuất ngói đá tưởng chừng đơn giản nhưng đòi hỏi sự tỉ mỉ và kinh nghiệm. Những khối đá lớn ban đầu được đưa vào máy cắt. Người thợ sẽ cắt đá thành các tấm hình theo kích thước định sẵn.
Công đoạn chẻ đá, tách các lớp đá thành độ dày phù hợp với kích thước phổ biến là 20x20cm hoặc 30x30cm, phần việc đòi hỏi kỹ thuật và sức lực, hoàn toàn làm thủ công. Sau đó, hai đỉnh đối diện của hình vuông được cắt vát để tạo khớp nối khi lợp.
Đá thô được tập kết bên dòng sông Đà.
Tại cơ sở của ông Trưởng, có đến 7-8 loại đá thành phẩm, giá bán đá lợp mái dao động 100.000 đồng/m2. “Cơ sở thu gom mua lại đá của người dân địa phương thuận lợi nhất vào mùa khô, cao điểm là mùa nước rút, khi lòng sông cạn, để lộ ra nhiều đá” - ông Trưởng nói.
Người thợ sẽ dùng búa, đục để tách các lớp đá tự nhiên.
Nghề chế tác đá lợp mái không chỉ tạo ra sản phẩm độc đáo còn mang lại việc làm cho người dân.
Anh Sùng A Chính (19 tuổi, xã Sá Tổng, huyện Mường Chà) đang làm việc tại đây – cho biết: “Khâu cắt và chẻ đá đòi hỏi cần nhiều sức khỏe. Trung bình một ngày công lao động nhận được 200.000 đồng, thu nhập mỗi tháng 6 triệu đồng, kèm theo chỗ ăn ở”.
Kiến trúc độc đáo bên lòng hồ
Để lợp đủ mái cho một ngôi nhà sàn gỗ 5 gian, cần đến khoảng 4.000 viên đá. Những viên đá này được xếp khéo léo, lớp nọ gối lên lớp kia theo hình vảy cá. Cách lợp này không chỉ đảm bảo thoát nước tốt mà còn mang ý nghĩa tâm linh, tượng trưng cho thần cá che chở và mang lại sự no ấm.
Sản phẩm sau khi trải qua khâu cắt và chẻ.
Những mái nhà lợp đá không chỉ mang lại sự chắc chắn, bền đẹp theo thời gian mà còn có ưu điểm vượt trội về khả năng cách nhiệt. “Nhà lợp bằng đá tự nhiên mát hơn vào mùa hè, không bị nóng như lợp tôn, lợp fibro xi măng” - ông Trưởng khẳng định từ kinh nghiệm mấy chục năm trong nghề.
Ngoài ra, sử dụng đá để lợp mái còn thể hiện tinh hoa trong nghệ thuật kiến trúc của cộng đồng người Thái trắng nơi đây.
Ngày nay, đến với Mường Lay, du khách không khỏi ấn tượng trước những khu nhà sàn được quy hoạch ngăn nắp, thông thoáng dọc hai bên lòng hồ. Những mái đá đen, nâu trầm mặc soi bóng nước, tạo nên một bức tranh sơn thủy hữu tình, vừa cổ kính vừa độc đáo.

Từ viên đá sông Đà đến mái ngói
Từ viên đá lớn ở ven sông Đà đến những vách núi, qua bàn tay khéo léo của người thợ đã cho ra những viên ngói bằng đá đẹp mắt và vô cùng bền vững, tạo nên nét kiến trúc độc đáo của những dãy phố nhà sàn ở Mường Lay. Để tìm hiểu về nghề đặc biệt này, chúng tôi đã tìm đến khu tập kết và sản xuất đá thuộc phường Sông Đà, thị xã Mường Lay, tỉnh Điện Biên.
Giữa tiếng máy cắt đá, ông Lò Văn Trưởng (47 tuổi, chủ một cơ sở làm đá) cho biết: “Đây là loại đá được lấy từ các vỉa đá trên núi hoặc từ sông Đà, có cấu tạo thành nhiều lớp, khi mới khai thác đá khá mềm và dẻo, nên dễ dàng xẻ ra thành lớp mỏng và cắt gọt thành hình dáng mong muốn”.

Với hơn 30 năm trong nghề, ông Trưởng - cho rằng, quy trình sản xuất ngói đá tưởng chừng đơn giản nhưng đòi hỏi sự tỉ mỉ và kinh nghiệm. Những khối đá lớn ban đầu được đưa vào máy cắt. Người thợ sẽ cắt đá thành các tấm hình theo kích thước định sẵn.
Công đoạn chẻ đá, tách các lớp đá thành độ dày phù hợp với kích thước phổ biến là 20x20cm hoặc 30x30cm, phần việc đòi hỏi kỹ thuật và sức lực, hoàn toàn làm thủ công. Sau đó, hai đỉnh đối diện của hình vuông được cắt vát để tạo khớp nối khi lợp.

Tại cơ sở của ông Trưởng, có đến 7-8 loại đá thành phẩm, giá bán đá lợp mái dao động 100.000 đồng/m2. “Cơ sở thu gom mua lại đá của người dân địa phương thuận lợi nhất vào mùa khô, cao điểm là mùa nước rút, khi lòng sông cạn, để lộ ra nhiều đá” - ông Trưởng nói.

Nghề chế tác đá lợp mái không chỉ tạo ra sản phẩm độc đáo còn mang lại việc làm cho người dân.
Anh Sùng A Chính (19 tuổi, xã Sá Tổng, huyện Mường Chà) đang làm việc tại đây – cho biết: “Khâu cắt và chẻ đá đòi hỏi cần nhiều sức khỏe. Trung bình một ngày công lao động nhận được 200.000 đồng, thu nhập mỗi tháng 6 triệu đồng, kèm theo chỗ ăn ở”.
Kiến trúc độc đáo bên lòng hồ
Để lợp đủ mái cho một ngôi nhà sàn gỗ 5 gian, cần đến khoảng 4.000 viên đá. Những viên đá này được xếp khéo léo, lớp nọ gối lên lớp kia theo hình vảy cá. Cách lợp này không chỉ đảm bảo thoát nước tốt mà còn mang ý nghĩa tâm linh, tượng trưng cho thần cá che chở và mang lại sự no ấm.

Những mái nhà lợp đá không chỉ mang lại sự chắc chắn, bền đẹp theo thời gian mà còn có ưu điểm vượt trội về khả năng cách nhiệt. “Nhà lợp bằng đá tự nhiên mát hơn vào mùa hè, không bị nóng như lợp tôn, lợp fibro xi măng” - ông Trưởng khẳng định từ kinh nghiệm mấy chục năm trong nghề.
Ngoài ra, sử dụng đá để lợp mái còn thể hiện tinh hoa trong nghệ thuật kiến trúc của cộng đồng người Thái trắng nơi đây.
Ngày nay, đến với Mường Lay, du khách không khỏi ấn tượng trước những khu nhà sàn được quy hoạch ngăn nắp, thông thoáng dọc hai bên lòng hồ. Những mái đá đen, nâu trầm mặc soi bóng nước, tạo nên một bức tranh sơn thủy hữu tình, vừa cổ kính vừa độc đáo.