Hồ Thị Thanh Trà
Well-known member
Không phải người Huế nào cũng biết đến và một lần được thưởng thức bánh bó mứt. Bánh độc đáo ở chỗ, đó là sự kết hợp của nhiều loại mứt tết trong bột nếp dẻo, vừa thơm ngon lại vừa đẹp mắt.
"MỨT LEN VÀO BỘT SÍT SAO"
Nghệ nhân nhân dân Hoàng Thị Như Huy khi viết về bánh bó mứt đã có nhận xét khá thú vị rằng, khi cắt lát để ăn, trong từng miếng bánh có "đủ vị hương của mùa xuân muộn". Bởi ngoài vỏ bánh là bột dẻo sên với nước đường thì thành phần trộn vào làm nhân là mứt thập cẩm. Mỗi loại mứt là mỗi màu nên thợ bánh khéo sắp xếp cũng tạo sắc màu hoa văn rất đẹp cho loại bánh bó này.

ẢNH: S.X
https://ad.doubleclick.net/ddm/trac...dpr_consent=${GDPR_CONSENT_755};ltd=;dc_tdv=1
Tôi tìm gặp cô giáo Phan Nữ Phước Hồng (giảng viên môn chế biến món ăn Trường Cao đẳng Huế) và được nghe kể gốc tích món ăn "nửa bánh nửa mứt". "Trước khi xuất hiện ở phủ đệ cho đến chốn cung đình, món bánh bó mứt từng là một loại bánh dân gian thể hiện đức tính trân quý thức ăn của người phụ nữ Huế xưa", cô Hồng mở đầu câu chuyện. Từ xưa, trong các nhà vườn ở Huế thường trồng nhiều loại cây ăn quả. Đến mùa nào thì trái cây mùa đó chín. Nào mít, nào chuối, nào đu đủ, nào thơm… đều chín rộ. Ăn không hết, các mẹ, các chị thấy tiếc nên đã phơi khô hoặc làm mứt để bảo quản được lâu. Đến dịp kỵ giỗ, ngày tết, họ lại đem những món này ra nhồi chung với bột nếp rang khô rồi để trong mo cau.
Advertisements
X
Khi ăn, người xưa cứ thế mở gói rồi cắt thành từng lát, dùng để tráng miệng với nước trà, rất ngon. Về sau, bánh bó được các bà nội trợ nâng lên một bước bằng cách cho thêm mứt trái cây, như mứt gừng, mứt kim quất, mứt bí đao, cà rốt, cà chua… "Nếp sống, nếp sinh hoạt của người Huế đã tạo nên món bánh bó mứt vừa bắt mắt bởi màu sắc các loại mứt, vừa thơm mùi trái cây chín lại đủ vị chua, cay, the, ngọt…", cô Hồng nói.
"MỨT LEN VÀO BỘT SÍT SAO"
Nghệ nhân nhân dân Hoàng Thị Như Huy khi viết về bánh bó mứt đã có nhận xét khá thú vị rằng, khi cắt lát để ăn, trong từng miếng bánh có "đủ vị hương của mùa xuân muộn". Bởi ngoài vỏ bánh là bột dẻo sên với nước đường thì thành phần trộn vào làm nhân là mứt thập cẩm. Mỗi loại mứt là mỗi màu nên thợ bánh khéo sắp xếp cũng tạo sắc màu hoa văn rất đẹp cho loại bánh bó này.

ẢNH: S.X
https://ad.doubleclick.net/ddm/trac...dpr_consent=${GDPR_CONSENT_755};ltd=;dc_tdv=1
Tôi tìm gặp cô giáo Phan Nữ Phước Hồng (giảng viên môn chế biến món ăn Trường Cao đẳng Huế) và được nghe kể gốc tích món ăn "nửa bánh nửa mứt". "Trước khi xuất hiện ở phủ đệ cho đến chốn cung đình, món bánh bó mứt từng là một loại bánh dân gian thể hiện đức tính trân quý thức ăn của người phụ nữ Huế xưa", cô Hồng mở đầu câu chuyện. Từ xưa, trong các nhà vườn ở Huế thường trồng nhiều loại cây ăn quả. Đến mùa nào thì trái cây mùa đó chín. Nào mít, nào chuối, nào đu đủ, nào thơm… đều chín rộ. Ăn không hết, các mẹ, các chị thấy tiếc nên đã phơi khô hoặc làm mứt để bảo quản được lâu. Đến dịp kỵ giỗ, ngày tết, họ lại đem những món này ra nhồi chung với bột nếp rang khô rồi để trong mo cau.
Advertisements
X
Khi ăn, người xưa cứ thế mở gói rồi cắt thành từng lát, dùng để tráng miệng với nước trà, rất ngon. Về sau, bánh bó được các bà nội trợ nâng lên một bước bằng cách cho thêm mứt trái cây, như mứt gừng, mứt kim quất, mứt bí đao, cà rốt, cà chua… "Nếp sống, nếp sinh hoạt của người Huế đã tạo nên món bánh bó mứt vừa bắt mắt bởi màu sắc các loại mứt, vừa thơm mùi trái cây chín lại đủ vị chua, cay, the, ngọt…", cô Hồng nói.