Mẹo nấu ngon không dùng mì chính

Thanh Tuấn

Well-known member
Một số mẹo dưới đây giúp món ăn tròn vị hơn nhờ nguồn glutamate (thành phần chính trong bột ngọt, mì chính) tự nhiên trong thực phẩm.

Sử dụng muối biển

Từ xưa, người nội trợ thường dùng muối cũ để qua năm, để càng lâu muối càng đượm vị. Muối hạt để cạnh bếp, thêm chút vôi cục hút ẩm để không bị chảy nước. Các hàng phở gia truyền cũng bật mí khi nấu nước dùng ban đầu chỉ cho muối hạt để tạo vị ngọt hậu.

Theo các nghiên cứu, muối biển chứa nhiều vi chất như sulfat, carbonate, kali, magiê, canxi, sắt, kẽm nên khi chế biến món ăn kết hợp với các nguyên liệu khác bên cạnh vị mặn sẽ có thêm vị ngọt hậu, vị mềm, vị khoáng, vị sắt. Khác với muối tinh vốn chứa 97 - 99% natri clorua, thêm chất chống vón cục nên có vị mặn chát.

Hiện nay, các nguồn thực phẩm đa dạng nguồn i-ốt như cá biển, cua, ghẹ, tảo, trứng gà, cải thảo, rau cần, các loại ngũ cốc... trong thực đơn hàng ngày, vì thế người nội trợ nên cân đối đan xen nêm muối hạt khi nấu món ăn mà không dùng mì chính.

Muối có vị hậu ngọt tự nhiên. Ảnh: Bùi Thủy
" style="margin: 0px; padding: 0px 0px 453.328px; box-sizing: border-box; text-rendering: optimizelegibility; width: 680px; float: left; display: table; -webkit-box-pack: center; justify-content: center; background: rgb(240, 238, 234); text-align: center; overflow: hidden; position: relative;">
Muối có vị hậu ngọt tự nhiên. Ảnh: Bùi Thủy


Muối có vị hậu ngọt tự nhiên. Ảnh: Bùi Thủy

Sử dụng các loại mắm đúng cách

Bàn về phương thức chế biến, thành ngữ xưa có câu món ăn sẽ kém vị nếu ''Thịt không hành, canh không mắm’'. Ý chỉ nấu món thịt lợn hợp với hành, canh và các món ăn cần chút mắm giúp tròn vị, ngọt ngon tự nhiên hơn. Thêm vào đó, axit amin trong mắm tôm phản ứng với axit lactic từ mẻ tạo ra muối amino có vị ngọt lưu luyến, giúp món ăn hài hòa các vị, mang tới cảm giác thư thái cho vị giác.

Các loại mắm (nước mắm cốt truyền thống, mắm tôm, mắm nêm...) khi ủ muối lên men giúp phân giải protein thành các axit amin (đạm amin) tạo ra vị ngọt hậu vị mà ngay cả các chất điều vị (mì chính, bột ngọt) cũng khó có được.

Cà bung thêm chút mắm tôm dậy vị ngon. Ảnh: Bùi Thủy
" style="margin: 0px; padding: 0px 0px 453.328px; box-sizing: border-box; text-rendering: optimizelegibility; width: 680px; float: left; display: table; -webkit-box-pack: center; justify-content: center; background: rgb(240, 238, 234); text-align: center; overflow: hidden; position: relative;">
Cà bung thêm chút mắm tôm dậy vị ngon. Ảnh: Bùi Thủy

Cà bung thêm chút mắm tôm dậy vị ngon. Ảnh: Bùi Thủy

Đó là lý do vì sao nhiều món bún, món canh miền Bắc thường nêm chút mắm tôm như canh cà bung, ốc om chuối đậu, bún thang, canh lá khoai lang; miền Trung thường nêm nước mắm cốt hoặc mắm nêm; miền Nam nêm mắm cá linh vào cuối món canh chua tạo dư vị ngọt rất riêng.
 
Bên trên