Nhà hàng, khách sạn phố cổ xoay xở trước lệnh cấm xe trên 16 chỗ

TRng

Well-known member
Lo ngại cấm xe trên 16 chỗ vào phố cổ gây khó khăn trong đón khách, nhiều chủ khách sạn, nhà hàng đang nỗ lực tìm phương án thích nghi.

Ông Vũ Văn Dũng, đại diện nhà hàng Cái Mâm Bistro ở Lương Văn Can và Đào Duy Từ, nói khi biết thông tin TP Hà Nội cấm xe trên 16 chỗ vào phố cổ, nhà hàng tìm cách làm việc với đối tác để điều chỉnh lịch các đoàn bị ảnh hưởng. Nếu không điều chỉnh được, họ sẽ sử dụng xe trung chuyển hoặc yêu cầu khách đi bộ tới nhà hàng từ điểm dừng gần nhất.

Tuy nhiên, ông Dũng lo ngại phương án chia nhỏ đoàn để trung chuyển dễ dẫn đến tình trạng lạc khách, người đến sớm, người đến muộn vì một đoàn thường chỉ có một hoặc hai hướng dẫn viên.

Trong khi đó, các công ty lữ hành chưa có động thái chia sẻ chi phí trung chuyển. Nếu nhà hàng phải chịu khoản phí này, giá bữa ăn cho khách có thể phải tăng để bù lại.

"Nhiều khách khó tính, muốn đỗ trước cửa nhà hàng nên sẽ có trường hợp đối tác sẽ tìm nhà hàng khác tiện hơn", ông Dũng nói.

Các tuyến đường dự kiến cấm xe từ trên 16 chỗ lên từ ngày 1/3. Đồ họa: Hoàng Thanh
" style="margin: 0px; padding: 0px 0px 535.422px; box-sizing: border-box; text-rendering: optimizelegibility; width: 680px; float: left; display: table; -webkit-box-pack: center; justify-content: center; background: rgb(240, 238, 234); text-align: center; position: relative;">
Các tuyến đường dự kiến cấm xe từ trên 16 chỗ lên từ ngày 1/3. Đồ họa: Hoàng Thanh

Các tuyến đường dự kiến cấm xe từ trên 16 chỗ lên từ ngày 1/3. Đồ họa: Hoàng Thanh

Từ 1/3, Hà Nội thí điểm cấm xe trên 16 chỗ hoạt động trên các tuyến phố khu vực phố cổ và Hồ Gươm trong giờ cao điểm nhằm giảm ùn tắc đồng thời giảm lượng phát thải, bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Thời gian cấm xe buổi sáng từ 6h30 đến 8h30, chiều từ 16h30 đến 18h30. Sau 6 tháng, các cơ quan sẽ đánh giá hiệu quả, báo cáo thành phố xem xét quyết định.

Để hỗ trợ người dân và du khách đi lại thuận tiện, thành phố sẽ bố trí bốn điểm trung chuyển theo các hướng của khu vực hạn chế trên các tuyến phố Bà Triệu, Trần Nhật Duật, Phùng Hưng và khu vực chợ Đồng Xuân. Phương tiện trung chuyển không sử dụng nhiên liệu hóa thạch.

Ông Đoàn Hoàng Hiệp, chủ khách sạn Memory Premier Hotel & Spa ở Mã Mây, cho biết tách lẻ đoàn để trung chuyển cũng là giải pháp họ đang tính đến. Trường hợp đoàn lớn đi xe 45 chỗ, chủ khách sạn sẽ phải thuê thêm nhân viên hỗ trợ hành lý. Với phương án trung chuyển, ông Hiệp ước tính ngoài bổ sung nhân viên họ sẽ đội chi phí. Nếu được hỗ trợ trung chuyển 10.000 đồng mỗi khách một lượt, khách sạn vẫn phải tốn thêm 17 triệu đồng mỗi tháng - dựa trên số phòng và công suất trung bình.

"Khách đã đặt dịch vụ sẽ muốn được đưa về tận cửa khách sạn, không thể đòi thêm từ họ", ông nói.

Chủ khách sạn này cũng lo xe trung chuyển không đưa khách vào tận nơi, chỉ trả ở đầu phố để quay đầu về điểm trung chuyển đón khách mới, gây khó khăn cho nhóm khách quốc tế.

Xe trên 16 chỗ hoạt động ở phố cổ Hà Nội tháng 2. Ảnh: Phạm Chiểu
" style="margin: 0px; padding: 0px 0px 453.328px; box-sizing: border-box; text-rendering: optimizelegibility; width: 680px; float: left; display: table; -webkit-box-pack: center; justify-content: center; background: rgb(240, 238, 234); text-align: center; position: relative;">
Xe trên 16 chỗ hoạt động ở phố cổ Hà Nội tháng 2. Ảnh: Phạm Chiểu

Xe trên 16 chỗ hoạt động ở phố cổ Hà Nội tháng 2. Ảnh: Phạm Chiểu

Với các đơn vị lữ hành, họ cho biết lệnh cấm được đưa ra ''khá bất ngờ''. Ông Phạm Anh Vũ, Phó tổng giám đốc Du lịch Việt, nói công ty hiện xoay xở bằng cách thay đổi lịch trình với nhiều đối tác nước ngoài. Phạm vi cấm đường rộng, đặc trưng của khách nước ngoài là mang nhiều đồ, vali nặng nên nếu hệ thống trung chuyển không đáp ứng đủ, khách có thể phải kéo bộ rất cực.

Ông Tuấn Linh, đại diện một công ty lữ hành chuyên khách inbound, cho biết thêm khoảng 30% khách của họ trên 50 tuổi. Nếu phải kéo hành lý từ khách sạn tới điểm trung chuyển, khách chắc chắn không chịu, phía lữ hành lại phải chịu chi phí phát sinh. Theo ông Linh, cấm xe trên 16 chỗ vào phố cổ cần thiết nhưng nên ưu tiên cho các xe chở khách du lịch, có thể gắn biển để nhận diện.

Trong khi đó, Giám đốc Marketing của Best Price Bùi Thanh Tú cho biết công ty đang xem xét đặt khách sạn gần những điểm trung chuyển.

Một số tour cũng được các đơn vị tính toán lại thời gian để phù hợp với giờ cấm xe, như lịch trình du thuyền Hạ Long ngủ đêm trên vịnh. Tour này thường khởi hành từ Hà Nội lúc 7h30-8h30 để kịp giờ lên tàu tại Hạ Long, kết thúc lúc 12h30 và về Hà Nội vào khoảng 16h-17h tùy tình hình tắc đường. Phương án khả thi nhất là khách tự bắt xe đến điểm hẹn và tự về khách sạn sau khi kết thúc chương trình nhưng điều này có thể khiến nhiều khách không hài lòng về dịch vụ.

Giữa năm 2024, tại cuộc tiếp xúc trước kỳ họp HĐND thành phố, cử tri quận Hoàn Kiếm phản ánh tình trạng ôtô trên 16 chỗ, xe 45 chỗ đưa đón khách du lịch làm ùn tắc giao thông, nhất là vào đầu giờ sáng và chiều tối. Cử tri đề nghị thành phố bố trí quỹ đất ngoài đê sông Hồng hoặc một số nơi khác để làm bãi đỗ xe máy, ôtô và tổ chức xe buýt loại nhỏ hoạt động từ 5h đến 8h và từ 16h đến 20h để đưa đón khách gửi xe nhằm giảm mật độ giao thông ở khu vực phố cổ.
 
Bên trên