Hồ Thị Thanh Trà
Well-known member
Trong lịch sử phát triển của thế giới smartphone, hiếm có một thiết bị nào mang trong mình một câu chuyện đặc biệt và đầy cảm xúc như Samsung Galaxy Note FE. Ra mắt vào cuối năm 2017, đây không phải là một thế hệ hoàn toàn mới, mà là một phiên bản được “làm lại” từ chiếc Galaxy Note 7, thiết bị từng tạo ra hàng loạt tai tiếng về pin và đã bị thu hồi khắp toàn cầu. Galaxy Note FE cũng là mẫu máy khai sinh cho dòng FE, viết tắt của Fan Edition, là lời tri ân của Samsung dành cho người dùng.
Sau gần 9 năm trôi qua, hàng loạt sản phẩm mới đã được ra mắt trên thị trường. Thế nhưng, khi trên tay lại Galaxy Note FE, chiếc máy này vẫn để lại cho mình thật nhiều cảm xúc khó tả. Đó là một chiếc smartphone với thiết kế thời thượng, không lỗi thời, đi kèm hàng loạt trang bị hoài niệm không còn xuất hiện trên các thế hệ sau này.
Đỉnh cao thiết kế
Ở thời điểm hiện tại, thiết kế trên điện thoại thông minh đang đi theo nhiều hướng khác nhau. Có những hãng muốn biến thiết kế sản phẩm trở nên “hầm hố” với những cụm camera kích thước lớn, thậm chí dày hơn cả thân máy. Lại có hãng đang muốn theo đuổi trào lưu smartphone mỏng, nhẹ, dễ dàng cầm nắm. Bản thân Samsung cũng đang theo đuổi thiết kế gập mở đa năng trên những dòng Galaxy Z Fold – Z Flip, đó cũng là một hướng đi mới mẻ.
Thế nhưng, khi trên tay lại Galaxy Note FE, mình vẫn vô cùng ấn tượng trước thiết kế đơn giản mà sang trọng của chiếc máy này. Có thể coi đây là “chuẩn mực” về thiết kế mà rất nhiều người dùng vẫn mong muốn Samsung một lần nữa sẽ tái hiện.
Trước hết, vẻ đẹp trên Galaxy Note FE đến từ sự đơn giản, cân bằng và liền mạch gần như hoàn hảo. Toàn bộ thân máy là một khối thống nhất giữa hai mặt kính cường lực và khung viền kim loại. Đặc biệt, phiên bản trên tay mình có màu Bạc Titanium với mặt lưng có khả năng phản xạ ánh sáng vô cùng sang trọng và cao cấp.
Thiết kế mặt lưng trên Galaxy Note FE thời điểm đó cũng rất đơn giản, chỉ có logo Samsung và cụm camera. Nhưng chính sự tối giản này lại tạo ra vẻ đẹp và sức cuốn hút rất riêng.
Một trong những chi tiết đắt giá nhất là cụm camera sau được làm hoàn toàn phẳng, không hề bị lồi lên so với mặt lưng. Điều này giúp hai mặt máy gần như phẳng hoàn toàn và người dùng có thể đặt lên mặt bàn mà không sợ cảm giác bị “cập kênh”, thiếu chắc chắn. Ở mặt trước, hai viền trên và dưới dù dày, song lại đối xứng nhau, mang lại vẻ đẹp rất lạ và không hề lỗi thời.
Không chỉ vậy, cảm giác cầm nắm trên Galaxy Note FE là điều mà flagship bây giờ rất khó có được. Samsung đã tạo ra một thiết kế rất tối ưu khi bo cong nhẹ nhàng cả hai cạnh của mặt kính trước và sau. Độ cong này không quá gắt như trên các thế hệ Galaxy S6 hay Galaxy S7, mà vừa đủ để chiếc máy ôm trọn vào lòng bàn tay, mang lại một cảm giác cực kỳ tự tin và thoải mái.
Với màn hình 5,7 inch và trọng lượng chỉ 167 gram, Galaxy Note FE cho cảm giác cầm trên tay rất nhỏ gọn, mỏng và nhẹ. Ngay cả khi sử dụng trong thời gian dài hay tì vào lòng bàn tay, máy cũng không hề gây ra cảm giác nhức, mỏi hay cấn tay – một điều mà nhiều mẫu smartphone hiện đại với viền vuông vức khó có thể làm được.
Ngoài ra, màn hình trên Galaxy Note FE cũng có một điểm đặc biệt: tỷ lệ 16:9. Thời điểm chiếc máy này ra mắt (cuối năm 2017), màn hình 16:9 dần trở nên kém phổ biến hơn, các hãng bắt đầu chuyển sang tỷ lệ màn hình dài như 18:9 hay 18,5:9. Nếu cạnh một mẫu smartphone đời mới với tỷ lệ màn hình dài, có thể thấy 16:9 trên Galaxy Note FE cho cảm giác rộng hơn, “mập hơn”. Thế nhưng, đây vẫn là tỷ lệ tối ưu nhất cho việc xem các video truyền thống trên YouTube. Đặc biệt, việc có hai viền trên dưới dày giúp người dùng có không gian để tựa vào, giảm sự nhức mỏi khi chơi game.
Đáng chú ý, sau 8 năm ra mắt, chất lượng hiển thị trên Galaxy Note FE vẫn rất ấn tượng. Được trang bị tấm nền Super AMOLED với độ phân giải lên tới 2K (QHD), màn hình này vẫn đem đến trải nghiệm hiển thị tốt. Màu sắc sống động, rực rỡ, màu đen sâu tuyệt đối và độ chi tiết cực kỳ sắc nét.
Những trang bị hoài niệm trên Galaxy Note FE
Không chỉ có thiết kế, Galaxy Note FE còn là nơi hội tụ của những công nghệ độc đáo mà Samsung đã khai tử trên các dòng máy sau này, để lại nhiều tiếc nuối cho nhiều người dùng.

Sau gần 9 năm trôi qua, hàng loạt sản phẩm mới đã được ra mắt trên thị trường. Thế nhưng, khi trên tay lại Galaxy Note FE, chiếc máy này vẫn để lại cho mình thật nhiều cảm xúc khó tả. Đó là một chiếc smartphone với thiết kế thời thượng, không lỗi thời, đi kèm hàng loạt trang bị hoài niệm không còn xuất hiện trên các thế hệ sau này.

Ở thời điểm hiện tại, thiết kế trên điện thoại thông minh đang đi theo nhiều hướng khác nhau. Có những hãng muốn biến thiết kế sản phẩm trở nên “hầm hố” với những cụm camera kích thước lớn, thậm chí dày hơn cả thân máy. Lại có hãng đang muốn theo đuổi trào lưu smartphone mỏng, nhẹ, dễ dàng cầm nắm. Bản thân Samsung cũng đang theo đuổi thiết kế gập mở đa năng trên những dòng Galaxy Z Fold – Z Flip, đó cũng là một hướng đi mới mẻ.

Thế nhưng, khi trên tay lại Galaxy Note FE, mình vẫn vô cùng ấn tượng trước thiết kế đơn giản mà sang trọng của chiếc máy này. Có thể coi đây là “chuẩn mực” về thiết kế mà rất nhiều người dùng vẫn mong muốn Samsung một lần nữa sẽ tái hiện.
Trước hết, vẻ đẹp trên Galaxy Note FE đến từ sự đơn giản, cân bằng và liền mạch gần như hoàn hảo. Toàn bộ thân máy là một khối thống nhất giữa hai mặt kính cường lực và khung viền kim loại. Đặc biệt, phiên bản trên tay mình có màu Bạc Titanium với mặt lưng có khả năng phản xạ ánh sáng vô cùng sang trọng và cao cấp.

Thiết kế mặt lưng trên Galaxy Note FE thời điểm đó cũng rất đơn giản, chỉ có logo Samsung và cụm camera. Nhưng chính sự tối giản này lại tạo ra vẻ đẹp và sức cuốn hút rất riêng.
Một trong những chi tiết đắt giá nhất là cụm camera sau được làm hoàn toàn phẳng, không hề bị lồi lên so với mặt lưng. Điều này giúp hai mặt máy gần như phẳng hoàn toàn và người dùng có thể đặt lên mặt bàn mà không sợ cảm giác bị “cập kênh”, thiếu chắc chắn. Ở mặt trước, hai viền trên và dưới dù dày, song lại đối xứng nhau, mang lại vẻ đẹp rất lạ và không hề lỗi thời.

Không chỉ vậy, cảm giác cầm nắm trên Galaxy Note FE là điều mà flagship bây giờ rất khó có được. Samsung đã tạo ra một thiết kế rất tối ưu khi bo cong nhẹ nhàng cả hai cạnh của mặt kính trước và sau. Độ cong này không quá gắt như trên các thế hệ Galaxy S6 hay Galaxy S7, mà vừa đủ để chiếc máy ôm trọn vào lòng bàn tay, mang lại một cảm giác cực kỳ tự tin và thoải mái.

Với màn hình 5,7 inch và trọng lượng chỉ 167 gram, Galaxy Note FE cho cảm giác cầm trên tay rất nhỏ gọn, mỏng và nhẹ. Ngay cả khi sử dụng trong thời gian dài hay tì vào lòng bàn tay, máy cũng không hề gây ra cảm giác nhức, mỏi hay cấn tay – một điều mà nhiều mẫu smartphone hiện đại với viền vuông vức khó có thể làm được.

Ngoài ra, màn hình trên Galaxy Note FE cũng có một điểm đặc biệt: tỷ lệ 16:9. Thời điểm chiếc máy này ra mắt (cuối năm 2017), màn hình 16:9 dần trở nên kém phổ biến hơn, các hãng bắt đầu chuyển sang tỷ lệ màn hình dài như 18:9 hay 18,5:9. Nếu cạnh một mẫu smartphone đời mới với tỷ lệ màn hình dài, có thể thấy 16:9 trên Galaxy Note FE cho cảm giác rộng hơn, “mập hơn”. Thế nhưng, đây vẫn là tỷ lệ tối ưu nhất cho việc xem các video truyền thống trên YouTube. Đặc biệt, việc có hai viền trên dưới dày giúp người dùng có không gian để tựa vào, giảm sự nhức mỏi khi chơi game.

Đáng chú ý, sau 8 năm ra mắt, chất lượng hiển thị trên Galaxy Note FE vẫn rất ấn tượng. Được trang bị tấm nền Super AMOLED với độ phân giải lên tới 2K (QHD), màn hình này vẫn đem đến trải nghiệm hiển thị tốt. Màu sắc sống động, rực rỡ, màu đen sâu tuyệt đối và độ chi tiết cực kỳ sắc nét.
Những trang bị hoài niệm trên Galaxy Note FE
Không chỉ có thiết kế, Galaxy Note FE còn là nơi hội tụ của những công nghệ độc đáo mà Samsung đã khai tử trên các dòng máy sau này, để lại nhiều tiếc nuối cho nhiều người dùng.