Ngọc Vàng
Well-known member
Ở xứ Thanh, người Thái là một trong những dân tộc có nền văn hóa ẩm thực phong phú, đa dạng và chính họ cũng đã sáng tạo nên rất nhiều món ăn độc đáo, tạo nên "thương hiệu" riêng cho dân tộc mình. Đặc biệt, từ những hạt gạo nếp nương dẻo thơm được ví von như "hạt ngọc trời", bà con đã chế biến thành rất nhiều món ăn ngon độc đáo, như: bánh ú, cơm lam, xôi màu, xôi trắng... Đây là những sản vật không chỉ mang đậm hương vị bản xứ, mà còn gói cả đất trời và tình người sâu nặng nơi vùng cao xứ Thanh.
Nhắc đến các món ăn của người Thái được tạo nên từ "hạt ngọc trời" thì trước tiên phải kể đến bánh ú. Vào những ngày hội, ngày tết hay khi đón khách quý đến thăm nhà, trên mâm cỗ của người Thái bao giờ cũng có món bánh ú.
Bánh ú được làm từ gạo nếp nương - một loại nếp mà từ khi chế biến đến khi thưởng thức, hương luôn đượm nồng, vấn vương. Loại bánh này được gói 1 đầu nhỏ, nhọn và to dần về sau. Món bánh ú làm không quá cầu kỳ, không có nhân đậu, nhân thịt như các loại bánh khác. Những hạt nếp nương tròn mẩy, thơm lừng được bao bọc trong lớp lá chuối rừng xanh mướt. Dưới đôi bàn tay khéo léo của người phụ nữ Thái, chiếc bánh được gói cẩn thận, thành hình như những búp măng của núi rừng vùng cao.
Theo lời những người già, bánh ú là một loại bánh đặc trưng của người Thái gắn với câu chuyện thiêng liêng về tình mẫu tử. Chuyện kể rằng, xưa kia khi đồng bào Thái còn khó khăn, cơm không đủ ăn, phải ăn củ sắn, củ nâu thay bữa, những người mẹ đã dành những hạt gạo cuối cùng để gói thành từng chiếc bánh cho con. Bánh được gói một đầu nhỏ, nhọn và to dần về sau, để con ăn từ phần nhỏ đến lớn, nếu ăn không hết cũng dễ dàng gói lại cất đi, để dành lúc đói lại lấy ra ăn. Loại bánh này cũng thuận tiện để người mẹ mang theo mỗi khi địu con lên nương rẫy hay lên rừng. Cho đến tận ngày nay, loại bánh này vẫn được đồng bào Thái gói cùng các loại bánh truyền thống khác vào mỗi lễ tết, hay lễ mừng cơm mới nhằm nhớ đến công ơn của cha mẹ, ông bà tổ tiên.
Bà Hà Thị Khuyên, Bản Páng, xã Phú Thanh, huyện Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Đây là loại bánh truyền thống của người Thái. Trong lễ mừng cơm mới, những bông lúa sau khi được chọn, ngoài dùng để đồ xôi, cơm lam thì sẽ làm cả bánh ú nữa".
Trong văn hóa ẩm thực của vùng cao, có lẽ ai cũng từng được nghe, hoặc từng được thưởng thức món cơm lam của người Thái. Đây là một món ăn độc đáo, mang đậm hương vị đặc trưng của núi rừng.
Cơm lam của đồng bào Thái khác hẳn với cơm ăn hàng ngày, từ cách nấu đến hương vị. Cơm lam không nấu trong nồi, xoong, mà được nướng trong ống nứa, ống tre tươi… Muốn lam ngon phải chọn gạo nương mới gặt và phải đúng loại gạo nương có hạt to, mẩy, trắng và có mùi thơm.
Những hạt gạo nếp dẻo thơm sau khi được chọn sẽ được sàng sẩy sạch rồi mới đem ra sử dụng. Tùy vào mỗi vùng mà có cách làm cơm lam khác nhau: có nơi sẽ vo gạo cho thật sạch rồi ngâm nước qua đêm, sau đó vớt ra để ráo nước, rồi mới đổ gạo vào ống nứa và cho thêm chút nước. Còn có nơi bà con thường cho gạo vào ống nứa đã được lót lá chuối rừng, sau đó mới đổ nước rồi đem ngâm.
Khi những ống cơm lam đã ngâm đủ thời gian, bà con bắt đầu đem đi lam (tức là nướng). Khi lam cũng cần phải khéo tay, giữ lửa sao cho ống lam không bị cháy và cơm trong ống được chín đều. Đặc biệt, khi lam lửa phải to và thực hiện lam từ đáy ống lên hoặc miệng ống xuống, tùy từng nơi khác nhau. Lam khi nào ống cháy sém, có mùi cơm nếp tỏa ra là dấu hiệu cơm đã chín.
Ngày nay, trong đời sống hàng ngày của người Thái, cơm lam trở thành món ăn dùng để tiếp đãi khách quý, qua đó, đồng bào cũng muốn giới thiệu với các du khách về văn hóa ẩm thực truyền thống của dân tộc mình.
Nếp xôi là món thay thế cơm thường thấy ở các vùng đồng bào dân tộc Thái. Người Thái luôn chọn nếp nương để làm xôi. Đó là loại nếp người Thái trồng trên những thửa ruộng bậc thang.
Đến với bản Thái, thưởng thức xôi nếp nương, có thể ăn kèm với thịt gà đồi nướng, hay thịt lợn đen, hoặc là cá suối ngon ngọt; song cũng khi chỉ đơn giản với bát muối vừng là đã đủ cảm nhận được sự dẻo thơm của nếp.
Xôi nếp nương dẻo thơm lại được đồng bào dân tộc Thái khéo léo chế biến thành rất nhiều màu sắc bắt mắt. Để làm nên món xôi nhiều màu sắc thì người Thái đã sử dụng những nguyên liệu chắt lọc từ thiên nhiên để tạo màu.
Trên mỗi mâm cơm ngày lễ, tết hay ngày hội của đồng bào dân tộc Thái, những sản vật từ "hạt ngọc trời" đã tạo nên điểm nhấn độc đáo trong văn hóa ẩm thực bản địa, trở thành biểu tượng của sợi dây gắn kết tình anh em trong cộng đồng các dân tộc vùng cao xứ Thanh.
Nguồn: Sắc màu các dân tộc xứ Thanh/TTV
Nhắc đến các món ăn của người Thái được tạo nên từ "hạt ngọc trời" thì trước tiên phải kể đến bánh ú. Vào những ngày hội, ngày tết hay khi đón khách quý đến thăm nhà, trên mâm cỗ của người Thái bao giờ cũng có món bánh ú.

Bánh ú được làm từ gạo nếp nương - một loại nếp mà từ khi chế biến đến khi thưởng thức, hương luôn đượm nồng, vấn vương. Loại bánh này được gói 1 đầu nhỏ, nhọn và to dần về sau. Món bánh ú làm không quá cầu kỳ, không có nhân đậu, nhân thịt như các loại bánh khác. Những hạt nếp nương tròn mẩy, thơm lừng được bao bọc trong lớp lá chuối rừng xanh mướt. Dưới đôi bàn tay khéo léo của người phụ nữ Thái, chiếc bánh được gói cẩn thận, thành hình như những búp măng của núi rừng vùng cao.
Theo lời những người già, bánh ú là một loại bánh đặc trưng của người Thái gắn với câu chuyện thiêng liêng về tình mẫu tử. Chuyện kể rằng, xưa kia khi đồng bào Thái còn khó khăn, cơm không đủ ăn, phải ăn củ sắn, củ nâu thay bữa, những người mẹ đã dành những hạt gạo cuối cùng để gói thành từng chiếc bánh cho con. Bánh được gói một đầu nhỏ, nhọn và to dần về sau, để con ăn từ phần nhỏ đến lớn, nếu ăn không hết cũng dễ dàng gói lại cất đi, để dành lúc đói lại lấy ra ăn. Loại bánh này cũng thuận tiện để người mẹ mang theo mỗi khi địu con lên nương rẫy hay lên rừng. Cho đến tận ngày nay, loại bánh này vẫn được đồng bào Thái gói cùng các loại bánh truyền thống khác vào mỗi lễ tết, hay lễ mừng cơm mới nhằm nhớ đến công ơn của cha mẹ, ông bà tổ tiên.
Bà Hà Thị Khuyên, Bản Páng, xã Phú Thanh, huyện Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Đây là loại bánh truyền thống của người Thái. Trong lễ mừng cơm mới, những bông lúa sau khi được chọn, ngoài dùng để đồ xôi, cơm lam thì sẽ làm cả bánh ú nữa".
Trong văn hóa ẩm thực của vùng cao, có lẽ ai cũng từng được nghe, hoặc từng được thưởng thức món cơm lam của người Thái. Đây là một món ăn độc đáo, mang đậm hương vị đặc trưng của núi rừng.
Cơm lam của đồng bào Thái khác hẳn với cơm ăn hàng ngày, từ cách nấu đến hương vị. Cơm lam không nấu trong nồi, xoong, mà được nướng trong ống nứa, ống tre tươi… Muốn lam ngon phải chọn gạo nương mới gặt và phải đúng loại gạo nương có hạt to, mẩy, trắng và có mùi thơm.

Những hạt gạo nếp dẻo thơm sau khi được chọn sẽ được sàng sẩy sạch rồi mới đem ra sử dụng. Tùy vào mỗi vùng mà có cách làm cơm lam khác nhau: có nơi sẽ vo gạo cho thật sạch rồi ngâm nước qua đêm, sau đó vớt ra để ráo nước, rồi mới đổ gạo vào ống nứa và cho thêm chút nước. Còn có nơi bà con thường cho gạo vào ống nứa đã được lót lá chuối rừng, sau đó mới đổ nước rồi đem ngâm.
Khi những ống cơm lam đã ngâm đủ thời gian, bà con bắt đầu đem đi lam (tức là nướng). Khi lam cũng cần phải khéo tay, giữ lửa sao cho ống lam không bị cháy và cơm trong ống được chín đều. Đặc biệt, khi lam lửa phải to và thực hiện lam từ đáy ống lên hoặc miệng ống xuống, tùy từng nơi khác nhau. Lam khi nào ống cháy sém, có mùi cơm nếp tỏa ra là dấu hiệu cơm đã chín.

Ngày nay, trong đời sống hàng ngày của người Thái, cơm lam trở thành món ăn dùng để tiếp đãi khách quý, qua đó, đồng bào cũng muốn giới thiệu với các du khách về văn hóa ẩm thực truyền thống của dân tộc mình.
Nếp xôi là món thay thế cơm thường thấy ở các vùng đồng bào dân tộc Thái. Người Thái luôn chọn nếp nương để làm xôi. Đó là loại nếp người Thái trồng trên những thửa ruộng bậc thang.
Đến với bản Thái, thưởng thức xôi nếp nương, có thể ăn kèm với thịt gà đồi nướng, hay thịt lợn đen, hoặc là cá suối ngon ngọt; song cũng khi chỉ đơn giản với bát muối vừng là đã đủ cảm nhận được sự dẻo thơm của nếp.

Xôi nếp nương dẻo thơm lại được đồng bào dân tộc Thái khéo léo chế biến thành rất nhiều màu sắc bắt mắt. Để làm nên món xôi nhiều màu sắc thì người Thái đã sử dụng những nguyên liệu chắt lọc từ thiên nhiên để tạo màu.

Trên mỗi mâm cơm ngày lễ, tết hay ngày hội của đồng bào dân tộc Thái, những sản vật từ "hạt ngọc trời" đã tạo nên điểm nhấn độc đáo trong văn hóa ẩm thực bản địa, trở thành biểu tượng của sợi dây gắn kết tình anh em trong cộng đồng các dân tộc vùng cao xứ Thanh.
Nguồn: Sắc màu các dân tộc xứ Thanh/TTV