Thanh Tuấn
Well-known member
Đấu trường Hổ Quyền - nơi diễn ra nhiều cuộc đấu sinh tử giữa voi và hổ là công trình có kiến trúc độc nhất vô nhị không chỉ ở nước ta, mà còn cả trên thế giới.
Triều Nguyễn - chế độ phong kiến cuối cùng của nước ta đã để lại biết bao di sản, trong đó có đấu trường sinh tử giữa voi và hổ.
Đấu trường nổi tiếng này có tên là Hổ Quyền, nằm ở thôn Trường Đá, phường Thủy Biều, TP. Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế. Đây là đấu trường độc đáo không hề có ở đâu trên thế giới.
Các nhà nghiên cứu văn hóa Huế cho rằng, đấu trường Hổ Quyền là công trình có kiến trúc độc nhất vô nhị không chỉ ở Việt Nam, mà còn trên toàn thế giới dù về quy mô không thể sánh bằng đấu trường nổi tiếng Colosseum của nước Ý.
Cụm di tích Hổ Quyền - Điện Voi Ré thuộc Quần thể di tích Cố đô Huế được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới vào năm 1993.
Sau thời gian bị xuống cấp, mới đây, di tích Hổ Quyền được trùng tu để phục vụ nhu cầu tham quan của của người dân, du khách, đồng thời phát huy các giá trị văn hóa, lịch sử.
Dịp giáp Tết, chúng tôi theo con đường Bùi Thị Xuân ở cạnh sông Hương thơ mộng đến với Hổ Quyền. Không khó để nhận ra nơi này bởi hiện ra trước mắt chúng tôi là hình ảnh một công trình có hình vành khăn nằm lộ thiên.
Theo các ghi chép để lại, vào năm 1904 dưới thời vua Thành Thái là mốc thời gian đánh dấu trận đấu cuối cùng ở Hổ Quyền.
Vào thời nhà Nguyễn, voi được xem là loài đại diện cho cái thiện, cho sức mạnh của nhà vua, còn hổ đại diện cho cái ác. Ác không thể thắng thiện, cũng như vua là bậc thượng tôn đầy sức mạnh nên mọi trận quyết chiến, voi luôn giành chiến thắng. Trước trận đấu, hổ bị cắt trụi móng vuốt, bẻ hết răng nhọn và thường bị bỏ đói, còn voi được chăm sóc kỹ, luôn có tượng binh bảo vệ phòng khi thất thế. Ảnh tư liệu Internet.

Triều Nguyễn - chế độ phong kiến cuối cùng của nước ta đã để lại biết bao di sản, trong đó có đấu trường sinh tử giữa voi và hổ.

Đấu trường nổi tiếng này có tên là Hổ Quyền, nằm ở thôn Trường Đá, phường Thủy Biều, TP. Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế. Đây là đấu trường độc đáo không hề có ở đâu trên thế giới.

Các nhà nghiên cứu văn hóa Huế cho rằng, đấu trường Hổ Quyền là công trình có kiến trúc độc nhất vô nhị không chỉ ở Việt Nam, mà còn trên toàn thế giới dù về quy mô không thể sánh bằng đấu trường nổi tiếng Colosseum của nước Ý.

Cụm di tích Hổ Quyền - Điện Voi Ré thuộc Quần thể di tích Cố đô Huế được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới vào năm 1993.

Sau thời gian bị xuống cấp, mới đây, di tích Hổ Quyền được trùng tu để phục vụ nhu cầu tham quan của của người dân, du khách, đồng thời phát huy các giá trị văn hóa, lịch sử.

Dịp giáp Tết, chúng tôi theo con đường Bùi Thị Xuân ở cạnh sông Hương thơ mộng đến với Hổ Quyền. Không khó để nhận ra nơi này bởi hiện ra trước mắt chúng tôi là hình ảnh một công trình có hình vành khăn nằm lộ thiên.

Theo các ghi chép để lại, vào năm 1904 dưới thời vua Thành Thái là mốc thời gian đánh dấu trận đấu cuối cùng ở Hổ Quyền.

Vào thời nhà Nguyễn, voi được xem là loài đại diện cho cái thiện, cho sức mạnh của nhà vua, còn hổ đại diện cho cái ác. Ác không thể thắng thiện, cũng như vua là bậc thượng tôn đầy sức mạnh nên mọi trận quyết chiến, voi luôn giành chiến thắng. Trước trận đấu, hổ bị cắt trụi móng vuốt, bẻ hết răng nhọn và thường bị bỏ đói, còn voi được chăm sóc kỹ, luôn có tượng binh bảo vệ phòng khi thất thế. Ảnh tư liệu Internet.