Hồ Thị Thanh Trà
Well-known member
Quả mắc mật tươi có vị chua, ngọt, thanh thanh, sau khi phơi khô, người Tày giã nhỏ, tẩm ướp làm thịt rang thấm vị, thơm nức mũi.
Mắc mật còn gọi là hồng bì núi, loại quả phân bố ở một số tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam, có nhiều ở Sơn La, Lạng Sơn, Bắc Kạn. Quả và lá mắc mật đều là gia vị quan trọng góp phần làm nên sự thành công của rất nhiều món ăn nổi tiếng xứ Lạng như lợn quay, vịt quay, măng ớt...
Mùa quả mắc mật thường rơi vào cuối tháng 6, đầu tháng 7 hàng năm. Loại cây này mọc dại trên núi cao hoặc núi đá, đa số ở khu người Tày sinh sống. Những quả mắc mật tươi có mùi thơm đặc trưng cùng vị chua ngọt, thanh thanh, có thể ăn tươi hoặc hái đem về muối với ớt và măng, ướp làm thịt xiên nướng, làm lạp xưởng, lợn quay, gà nướng, om xương, hầm thịt.
Quả mắc mật tươi phơi dưới trời nắng to 3-4 ngày mới khô. Người phơi kỹ phải cả tuần, xong vài ngày sau phải đem phơi lại cho thật ráo. Quả này quý lắm vì cả năm mới có được một vụ quả tươi mà lại không nhiều. Quả mắc mật phơi khô thơm phức, vị chua chua, ngọt ngọt, ngửi thấy cả mùi đường trong quả chín được cô đặc lại.
Mỗi lần ướp thực phẩm, quả mắc mật khô được bỏ cối giã cả hạt, hạt mắc mật bùi bùi thơm béo, ướp với thịt heo hoặc gà vịt, thêm muối, ít tiêu tầm một đến vài tiếng rồi đem nướng, xào, nấu, om. Vị chua ngọt, bùi, thơm nức của hạt mắc mật ngấm đều vào thịt thật ngon.
Quả mắc mật tươi và sau khi được phơi khô. Ảnh: Hà Lệ Diễm
Ads (0:00)
Món thịt mềm thấm vị chua ngọt, thêm lá mắc mật giòn tan, thơm nức mũi. Cách thưởng thức đúng điệu là cứ một miếng thịt vai thì cuộn một chiếc lá, thêm mấy mảnh hạt mắc mật vào rồi nhâm nhi. Có món này thì cả gà ta rang gừng nghệ ngon ngọt cũng không bì được.
Mắc mật còn gọi là hồng bì núi, loại quả phân bố ở một số tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam, có nhiều ở Sơn La, Lạng Sơn, Bắc Kạn. Quả và lá mắc mật đều là gia vị quan trọng góp phần làm nên sự thành công của rất nhiều món ăn nổi tiếng xứ Lạng như lợn quay, vịt quay, măng ớt...
Mùa quả mắc mật thường rơi vào cuối tháng 6, đầu tháng 7 hàng năm. Loại cây này mọc dại trên núi cao hoặc núi đá, đa số ở khu người Tày sinh sống. Những quả mắc mật tươi có mùi thơm đặc trưng cùng vị chua ngọt, thanh thanh, có thể ăn tươi hoặc hái đem về muối với ớt và măng, ướp làm thịt xiên nướng, làm lạp xưởng, lợn quay, gà nướng, om xương, hầm thịt.
Quả mắc mật tươi phơi dưới trời nắng to 3-4 ngày mới khô. Người phơi kỹ phải cả tuần, xong vài ngày sau phải đem phơi lại cho thật ráo. Quả này quý lắm vì cả năm mới có được một vụ quả tươi mà lại không nhiều. Quả mắc mật phơi khô thơm phức, vị chua chua, ngọt ngọt, ngửi thấy cả mùi đường trong quả chín được cô đặc lại.
Mỗi lần ướp thực phẩm, quả mắc mật khô được bỏ cối giã cả hạt, hạt mắc mật bùi bùi thơm béo, ướp với thịt heo hoặc gà vịt, thêm muối, ít tiêu tầm một đến vài tiếng rồi đem nướng, xào, nấu, om. Vị chua ngọt, bùi, thơm nức của hạt mắc mật ngấm đều vào thịt thật ngon.

Quả mắc mật tươi và sau khi được phơi khô. Ảnh: Hà Lệ Diễm
Ads (0:00)
Món thịt mềm thấm vị chua ngọt, thêm lá mắc mật giòn tan, thơm nức mũi. Cách thưởng thức đúng điệu là cứ một miếng thịt vai thì cuộn một chiếc lá, thêm mấy mảnh hạt mắc mật vào rồi nhâm nhi. Có món này thì cả gà ta rang gừng nghệ ngon ngọt cũng không bì được.