kim ngan
Well-known member
Chris Wallace, du khách Mỹ, từng ở Việt Nam 15 năm trước và năm 2024 anh quay lại, chia sẻ những ngạc nhiên tột cùng của mình về đất nước mà anh có một quãng thanh xuân ở đó.
Năm 2007, khi cuộc sống của Chris Wallace ở Los Angeles đã đi vào ngõ cụt và anh chẳng còn gì để mất, một người bạn đã mời anh chuyển đến Việt Nam để làm cố vấn cho nhà hàng Pháp - Việt tại TP.HCM. "Nghe có vẻ lạ, nhưng thanh xuân sống ở Việt Nam là điều tôi tự hào nhất trong đời mình", du khách Mỹ chia sẻ. Dưới đây là hồi ức của anh về một chặng ngắn thanh xuân ở đất nước này trên Travel + Leisure.
Ký ức của tôi về Việt Nam cũng đã được chỉnh sửa theo thời gian. Và, giống như một người lớn trở về trường tiểu học và thấy mọi thứ dường như nhỏ hơn, đất nước này không hoàn toàn giống như tôi nhớ. Mọi thứ sống động và rực rỡ hơn.

Trong chuyến trở về, tôi đã làm việc với công ty lữ hành Remote Lands, họ đã đặt phòng cho tôi tại Capella Hanoi, nơi mà sau 24 giờ bay, tôi cảm thấy như một ốc đảo kỳ diệu. Khách sạn có chủ đề Đông Dương-Art Deco những năm 1930, khiến kỳ nghỉ của tôi giống như một cuộc phiêu lưu. Mỗi phòng đều được đặt theo tên của một nhân vật trong vở opera, tôi là Sarah Bernhardt.
Ở ngoại ô Hà Nội, những tòa nhà mới mọc lên như nấm trát vữa. Nhưng ở khu phố cổ rợp bóng cây của thành phố, mọi thứ có vẻ không thay đổi nhiều. Những tòa nhà thuộc địa với màu sắc dưa lưới được bao quanh bởi cây đa, cây sung, cây phượng tím và được tô điểm bằng những màu cơ bản và màu phấn tươi sáng của quần áo người qua đường - tạo nên quang cảnh đường phố hấp dẫn. Tất cả những điều đó cùng với món chả cá, cà phê sữa đã giúp tôi thoát khỏi tình trạng lệch múi giờ. Trong nhiều năm, tôi đã thèm những món ăn này - món ngon nhất trên thế giới, theo tôi nghĩ - và tôi nuông chiều bản thân mà không cần điều độ.
Tôi gặp ông chủ cũ của mình, Minh, người lớn lên ở Hà Nội, để ăn trưa dưới những chiếc quạt xoay tít của Sofitel Legend Metropole. Minh và tôi bằng tuổi nhau, vì vậy khi anh ấy đến, tôi hơi ngạc nhiên khi thấy anh ấy dường như không già đi một ngày nào kể từ khi tôi gặp anh cách đây 15 năm.
Khi tôi hỏi, anh nghĩ Việt Nam đã thay đổi như thế nào kể từ khi chúng tôi làm việc cùng nhau, anh ấy ngay lập tức nói rằng người dân đang cuốn vào việc kiếm và tiêu tiền.

Khi tôi chuyển đến Việt Nam, thị xã Sa Pa, gần biên giới Trung Quốc, có vẻ xa xôi đến mức không tưởng. Nhưng cao tốc mới đã rút ngắn đáng kể thời gian di chuyển tới điểm đến nổi tiếng ở phía tây bắc.
Có lẽ là do không khí trong lành hơn, nên ngay khi đến Sa Pa, tôi tràn ngập sự phấn khích. Người H'Mông Đen và Dao Đỏ sống ở đây mặc những loại vải thêu đẹp mắt theo phong cách không hề lạc lõng. Khi đi dạo trên những ngọn đồi bên ngoài Sa Pa, những người dân làng này và tôi cười rất nhiều, giao tiếp thông qua hướng dẫn viên trong khi tôi cố gắng không nghĩ đến những khách sạn mới đang được xây dựng với tốc độ có vẻ điên cuồng, để đáp ứng nhu cầu của du khách trong nước, khu vực và quốc tế - trên những dãy núi phía gần đó.
Sau một vài ngày, chúng tôi đến khu vực phía nam Hà Nội, gần Ninh Bình, nơi luôn nằm trong danh sách mong muốn của tôi và nơi có (cho đến nay) khá ít du khách quốc tế. Tại khuôn viên cố đô Hoa Lư, một số ít du khách trong nước đang chụp ảnh tự sướng trong trang phục áo dài truyền thống trước những ngôi đền thế kỷ thứ 10.
Năm 2007, khi cuộc sống của Chris Wallace ở Los Angeles đã đi vào ngõ cụt và anh chẳng còn gì để mất, một người bạn đã mời anh chuyển đến Việt Nam để làm cố vấn cho nhà hàng Pháp - Việt tại TP.HCM. "Nghe có vẻ lạ, nhưng thanh xuân sống ở Việt Nam là điều tôi tự hào nhất trong đời mình", du khách Mỹ chia sẻ. Dưới đây là hồi ức của anh về một chặng ngắn thanh xuân ở đất nước này trên Travel + Leisure.
Ký ức của tôi về Việt Nam cũng đã được chỉnh sửa theo thời gian. Và, giống như một người lớn trở về trường tiểu học và thấy mọi thứ dường như nhỏ hơn, đất nước này không hoàn toàn giống như tôi nhớ. Mọi thứ sống động và rực rỡ hơn.
Trong chuyến trở về, tôi đã làm việc với công ty lữ hành Remote Lands, họ đã đặt phòng cho tôi tại Capella Hanoi, nơi mà sau 24 giờ bay, tôi cảm thấy như một ốc đảo kỳ diệu. Khách sạn có chủ đề Đông Dương-Art Deco những năm 1930, khiến kỳ nghỉ của tôi giống như một cuộc phiêu lưu. Mỗi phòng đều được đặt theo tên của một nhân vật trong vở opera, tôi là Sarah Bernhardt.
Ở ngoại ô Hà Nội, những tòa nhà mới mọc lên như nấm trát vữa. Nhưng ở khu phố cổ rợp bóng cây của thành phố, mọi thứ có vẻ không thay đổi nhiều. Những tòa nhà thuộc địa với màu sắc dưa lưới được bao quanh bởi cây đa, cây sung, cây phượng tím và được tô điểm bằng những màu cơ bản và màu phấn tươi sáng của quần áo người qua đường - tạo nên quang cảnh đường phố hấp dẫn. Tất cả những điều đó cùng với món chả cá, cà phê sữa đã giúp tôi thoát khỏi tình trạng lệch múi giờ. Trong nhiều năm, tôi đã thèm những món ăn này - món ngon nhất trên thế giới, theo tôi nghĩ - và tôi nuông chiều bản thân mà không cần điều độ.
Tôi gặp ông chủ cũ của mình, Minh, người lớn lên ở Hà Nội, để ăn trưa dưới những chiếc quạt xoay tít của Sofitel Legend Metropole. Minh và tôi bằng tuổi nhau, vì vậy khi anh ấy đến, tôi hơi ngạc nhiên khi thấy anh ấy dường như không già đi một ngày nào kể từ khi tôi gặp anh cách đây 15 năm.
Khi tôi hỏi, anh nghĩ Việt Nam đã thay đổi như thế nào kể từ khi chúng tôi làm việc cùng nhau, anh ấy ngay lập tức nói rằng người dân đang cuốn vào việc kiếm và tiêu tiền.
Khi tôi chuyển đến Việt Nam, thị xã Sa Pa, gần biên giới Trung Quốc, có vẻ xa xôi đến mức không tưởng. Nhưng cao tốc mới đã rút ngắn đáng kể thời gian di chuyển tới điểm đến nổi tiếng ở phía tây bắc.
Có lẽ là do không khí trong lành hơn, nên ngay khi đến Sa Pa, tôi tràn ngập sự phấn khích. Người H'Mông Đen và Dao Đỏ sống ở đây mặc những loại vải thêu đẹp mắt theo phong cách không hề lạc lõng. Khi đi dạo trên những ngọn đồi bên ngoài Sa Pa, những người dân làng này và tôi cười rất nhiều, giao tiếp thông qua hướng dẫn viên trong khi tôi cố gắng không nghĩ đến những khách sạn mới đang được xây dựng với tốc độ có vẻ điên cuồng, để đáp ứng nhu cầu của du khách trong nước, khu vực và quốc tế - trên những dãy núi phía gần đó.
Sau một vài ngày, chúng tôi đến khu vực phía nam Hà Nội, gần Ninh Bình, nơi luôn nằm trong danh sách mong muốn của tôi và nơi có (cho đến nay) khá ít du khách quốc tế. Tại khuôn viên cố đô Hoa Lư, một số ít du khách trong nước đang chụp ảnh tự sướng trong trang phục áo dài truyền thống trước những ngôi đền thế kỷ thứ 10.